Ra mắt vũ kịch ballet “Đông Hồ”

PV (t/h)-Thứ bảy, ngày 11/03/2023 15:41 GMT+7

VTV.vn - Vở ballet “Đông Hồ” sẽ được biểu diễn tại Nhà hát Lớn Hà Nội đêm 22 và 23/3.

Nối tiếp thành công của câu chuyện tình Mị Châu - Trọng Thủy kết hợp với vũ điệu ballet cổ điển phương Tây, Nhà hát Nhạc vũ Kịch Việt Nam tiếp tục ra mắt khán giả vở ballet mang tên "Đông Hồ".

Ra mắt vũ kịch ballet “Đông Hồ” - Ảnh 1.

Nét độc đáo của vở ballet “Đông Hồ” còn ở thiết kế ánh sáng, trang phục và tạo hình sân khấu.(Ảnh: Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam)

Vở ballet lấy nhiều biểu tượng văn hóa dân gian tranh Đông Hồ Việt Nam như "Đám cưới chuột", "Đánh ghen", "Vinh quy bái tổ".… Nghệ sĩ Việt kiều Nguyễn Ngọc Anh sáng tạo và dàn dựng toàn bộ chương trình này.

Theo Ban tổ chức, tranh Đông Hồ là một biểu tượng văn hóa của Việt Nam với đường nét đơn giản, tinh tế. Dòng tranh này thường khắc họa khung cảnh sinh hoạt hàng ngày của người nông dân giản dị, chất phác với hy vọng, mong ước về cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc.

Ra mắt vũ kịch ballet “Đông Hồ” - Ảnh 2.

(Ảnh: Nhà hát Nhạc vũ kịch Việt Nam)

Trong chương trình vũ kịch "Đông Hồ" lần này, những bức tranh dân gian nổi tiếng sẽ được họa lên bởi vũ điệu ballet, kết hợp thanh âm trầm bổng của concerto "Bốn mùa" được biên soạn từ tác phẩm cùng tên của nhà soạn nhạc Vivaldil.

Bên cạnh đó, biên kịch Nguyễn Ngọc Anh sẽ làm sống động cho dòng tranh Đông Hồ với những đường nét tranh chuyển động, uyển chuyển và mềm mại, thanh thoát theo hình bóng vũ công ballet trên nền bản nhạc The New Four Seasons của nhạc sỹ Max Richter...

Tranh Đông Hồ là một dòng tranh dân gian truyền thống của người Việt Nam, được vẽ và sản xuất tại làng Đông Hồ, xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Tranh thường có những hình ảnh đậm chất dân gian, miêu tả các cảnh đời sống, lễ hội, tín ngưỡng tôn giáo và cảnh vật thiên nhiên.

Với những họa tiết đa dạng, sắc màu tươi sáng và ý nghĩa sâu sắc, tranh Đông Hồ là nguồn cảm hứng sáng tạo nhiều sản phẩm độc đáo và ấn tượng trong nhiều lĩnh vực như thời trang, hội họa, âm nhạc... Tuy vậy, dòng tranh Đông Hồ hiếm khi được sử dụng làm chất liệu để sáng tạo, kết hợp với những hình thức nghệ thuật như múa đương đại, ballet, âm nhạc cổ điển...

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước