Số hóa di sản: Đưa công chúng tương tác cùng di sản

Ban Thời sự-Thứ năm, ngày 07/12/2023 13:36 GMT+7

VTV.vn - Mục tiêu số hóa 100% các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, bảo tàng và di sản tư liệu vẫn còn là chặng đường có nhiều thách thức, cần sự góp sức của cả cộng đồng.

Chuyển đổi số đang là xu hướng tất yếu với tất cả các lĩnh vực trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Đối với di sản, chuyển đổi số là cầu nối hữu ích, đưa các di sản đến gần hơn với cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp văn hóa. Xu thế hiện nay trong bảo tồn di sản thế giới không còn dừng lại ở trưng bày truyền thống, các ứng dụng khoa học công nghệ như 2D, 3D. Số hóa hiện vật, cổ vật đã tạo nên sự sinh động, tương tác với người xem, tạo phương thức mới cho du khách tiếp cận.

Nhiều bảo tàng hiện nay đã áp dụng việc trưng bày 3D, sáng tạo trong tổ chức tham quan trực tuyến. Với công nghệ, công chúng vừa được rảo bước tìm hiểu các góc trưng bày vừa có thể ngắm nghía đa chiều các hiện vật lịch sử, xem được từng chi tiết hoa văn trên hiện vật, vừa được nghe thuyết minh kèm âm thanh phụ trợ, khiến việc tiếp cận di sản thêm thú vị.

Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã giới thiệu đến công chúng những ứng dụng công nghệ, gồm trưng bày tương tác ảo 3D chuyên đề bảo vật quốc gia, tham quan bảo tàng trực tuyến, giờ học lịch sử online… Mỗi bảo vật quốc gia được áp dụng công nghệ để khách tham quan khi truy cập vào trang web của bảo tàng có thể tìm hiểu về bảo vật, từ hình thức, hoa văn đến chất liệu có các chuyên gia của bảo tàng giải thích, tương tác một cách trực quan trên mô hình 3D.

Ở Bảo tàng Mỹ thuật, du khách chỉ cần mở ứng dụng, quét mã QR trên các hiện vật thì những thông tin sâu về hiện vật sẽ xuất hiện, ở cả hình thức văn bản và giọng nói…

Dù đã và đang ứng dụng các công nghệ số hóa tiên tiến trên thế giới nhưng công tác số hóa di sản ở Việt Nam cũng phải đối diện với nhiều thách thức. Đội ngũ nhân sự chưa được đào tạo bài bản, chủ yếu là nhân sự tay ngang như kiến trúc, công nghệ thông tin. Hệ thống tiêu chuẩn cho việc số hóa một công trình cũng chưa được đồng nhất. Thực tế, đây là một lĩnh vực mới và khó. Các chuyên gia cũng đang nghiên cứu và học hỏi lẫn nhau trong công tác số hóa bảo tồn di sản, từ di sản vật thể, di sản phi vật thể đến di sản tư liệu.

Ở Việt Nam, số hóa di sản đã được thực hiện manh nha từ khoảng 20 năm trước. Cho đến nay, Chính phủ đã có quyết định triển khai chương trình cụ thể về số hóa di sản giai đoạn 2021 – 2030, với hơn 40.000 di tích các loại, 8 di sản văn hóa và thiên nhiên, 14 di sản văn hóa phi vật thể, 7 di sản tư liệu, gần 200 bảo tàng, đặc biệt là sự đa dạng, phong phú của hơn 8.000 lễ hội. Mục tiêu số hóa 100% các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, bảo tàng và di sản tư liệu vẫn còn là chặng đường có nhiều thách thức, cần sự góp sức của cả cộng đồng.

Số hóa di sản tài liệu châu bản triều Nguyễn Số hóa di sản tài liệu châu bản triều Nguyễn

VTV.vn - Trong thời đại công nghệ, những di sản tư liệu đã được số hóa, lưu trữ vào phần mềm. Nhờ đó, người đọc có thể tiếp cận dễ dàng thông qua các bản sao hình ảnh chân thực.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước