Văn hóa kinh doanh: Lợi nhuận không tỷ lệ nghịch với lòng trung thực

Ban Thời sự-Thứ hai, ngày 14/11/2022 13:44 GMT+7

VTV.vn - Để kinh doanh lâu bền, người làm kinh doanh sẽ phải quay về với giá trị căn bản của đạo đức kinh doanh, đó là chân thật.

Ngày mai (15/11), Tháng khuyến mại tập trung quốc gia 2022 sẽ khởi động nhằm kích cầu thị trường tiêu dùng trong nước, đẩy mạnh sản xuất và kinh doanh. Hàng ngày, người tiêu dùng sử dụng các sản phẩm của các doanh nghiệp, từ lương thực, thực phẩm, đi lại, tiêu dùng đến du lịch. Liệu người tiêu dùng đã hài lòng sau khi chi tiền cho các sản phẩm dịch vụ?

Văn hóa trong kinh doanh ngày các được các doanh nghiệp quan tâm và phát triển, giống như một tài sản vô hình. Với các hoạt động kinh doanh có văn hóa, đối tượng được hưởng lợi nhiều nhất chính là người tiêu dùng. Văn hóa kinh doanh cũng là chủ đề được đưa ra bàn luận trong chượng trình Góc nhìn văn hóa lên sóng ngày 14/11.

Văn hóa kinh doanh là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, quan niệm và hành vi do chủ thể kinh doanh tạo ra trong quá trình kinh doanh, thể hiện trong cách ứng xử với xã hội, với môi trường tự nhiên ở một cộng đồng hay khu vực. 

"Văn hóa kinh doanh có thể có những tiêu chuẩn nhất định về ý thức trong việc tổ chức các hoạt động kinh doanh. Để làm gì? Để thu lợi cho bản thân hay kiến tạo ra những giá trị cho khách hàng, cộng đồng và những người xung quanh chúng ta. Nói rộng hơn, hoạt động kinh doanh còn có tạo lợi ích cho quốc gia và đất nước", ông Lê Quốc Vinh – Phó Chủ tịch Hiệp hội Phát triển văn hóa doanh nghiệp Việt Nam chia sẻ.

"Văn hóa của doanh nghiệp sẽ không phải là bất biến. Doanh nghiệp có giai đoạn khác nhau để tiếp cận những giá trị mới, tạo ra nét văn hóa mới. Nếu các doanh nào lấy định hướng phát triển bền vững, an toàn và nghĩ đến tương lai lâu dài thì sẽ càng ngày càng tiếp cận những giá trị tích cực", ông Lê Quốc Vinh nói tiếp.

Tôn trọng khách hàng không chỉ thể hiện ở cách ăn nói, ứng xử mà còn thể hiện ở thái độ trung thực của người bán. Trong thời gian bùng phát dịch COVID-19, có thời điểm giá khẩu trang liên tục tăng giá leo tháng. Khẩu trang giả, kém chất lượng tràn lan trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp bị phát hiện bán hàng giả, hàng nhái, không đảm bảo chất lượng. Để kinh doanh lâu bền, người làm kinh doanh sẽ phải quay về với giá trị căn bản của đạo đức kinh doanh. Đó là chân thật, không buôn gian bán lận, không mua bán gian trá hay lừa khách hàng. Kinh doanh tất nhiên phải có lợi nhuận. Nhưng lợi nhuận không tỷ lệ nghịch với lòng trung thực, càng trung thực doanh nghiệp sẽ càng có nhiều lợi ích bền lâu.

Dịch COVID-19 đang thử thách khả năng chống chọi, thích ứng và phát triển của doanh nghiệp, vừa là thách thức vừa là cơ hội để các doanh nghiệp soi lại mình, định vị lại những giá trị vốn có, khẳng định vị thế, uy tín, thương hiệu và khởi tạo những giá trị mới. Cộng đồng kinh doanh có văn hóa sẽ kiến tạo môi trường kinh doanh với tinh thần thượng tôn pháp luật, đề cao đạo đức kinh doanh, trách nhiệm xã hội và cạnh tranh lành mạnh, đóng góp cho sự phát triển bền vững của đất nước và hội nhập quốc tế.

Infographic: Khác biệt văn hóa kinh doanh giữa Facebook và TikTok Infographic: Khác biệt văn hóa kinh doanh giữa Facebook và TikTok

VTV.vn - Từng là kỹ sư tại Facebook và Snap, Yang hiện đang là quản lý công nghệ tại TikTok, đã chia sẻ những khác biệt về văn hoá giữa các công ty công nghệ Mỹ và Trung Quốc.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước