Hiện nay, thông qua công nghệ, khi sử dụng ứng dụng dịch vụ, hầu hết nhà cung cấp dịch vụ đều trao cho người tiêu dùng quyền được biết trước thông tin về dịch vụ; quyền được phản hồi, đánh giá về chất lượng dịch vụ ngay sau khi sử dụng.
Không chỉ là tôn trọng quyền của khách hàng, các doanh nghiệp công nghệ còn sử dụng chính sách để khuyến khích các đối tác của mình tự điều chỉnh thái độ, cung cách phục vụ. Đối tác càng làm hài lòng nhiều khách hàng, càng được hưởng nhiều quyền lợi.
Giới chuyên gia đánh giá, các doanh nghiệp công nghệ đã làm thay đổi mạnh mẽ mối quan hệ giữa bên cung cấp dịch vụ và bên sử dụng dịch vụ. Chẳng hạn với mô hình kinh tế chia sẻ như Uber, Grab..., mỗi một tài xế trong hệ thống chính là một người cung cấp dịch vụ, chứ không phải là người làm thuê.
Giới chuyên gia nhận định, về lâu dài, sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của các ứng dụng công nghệ tại Việt Nam sẽ tiếp tục thay đổi và nâng cao trải nghiệm dịch vụ của người dùng.
Đơn vị nghiên cứu Appota cho biết, hiện tại Việt Nam có khoảng 15.000 ứng dụng tiện ích. Trong số 22 triệu người dùng điện thoại thông minh ở nước ta, trung bình 1 người có đến 10 ứng dụng trên smartphone.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!