Các giải pháp bao gồm: kiểm soát trực tiếp các hoạt động ảnh hưởng đến nguồn nuớc (xả thải, hoạt động nông nghiệp), đảm bảo quy trình xử lý nguồn nước khép kín...
Ở Australia, các đập chứa nước được rào chắn kỹ lưỡng. Trên rào chắn, biển được gắn, ghi rõ cấm được xâm phạm, nếu không sẽ bị xử lý. Việc vi phạm tại một khu vực như thế này thậm chí sẽ nghiêm trọng như đột nhập trái phép một cơ sở quân sự, doanh trại hay bất cứ cơ sở nào của chính phủ.
Các quy định bảo vệ nguồn nước của nhiều quốc gia rất chặt chẽ, nhưng không phải là không có những vụ ô nhiễm nước xảy ra. Năm 1998, người dân ở Sydney Australia đã phải sử dụng nước bẩn trong 2 tháng trước khi chính quyền kịp phát hiện và đưa ra khuyến cáo. Đến khi một cơ quan quản lý thoát nước khẩn cấp được thành lập để ứng phó, tình hình mới được cải thiện.
Năm 2000, ở Walkerton, Canada đã xảy ra một cuộc khủng hoảng chất lượng nước. 2.300 người bị nhiễm khuẩn E-Coli, 7 người đã thiệt mạng. Nguyên nhân là do người dân ở gần lưu vực thoát nước ngầm đã dùng phân xanh bón cây với quy mô công nghiệp.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!