Mới đây, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 24 về việc tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều. Chỉ thị yêu cầu các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về đê điều. Đây là vấn đề đặt ra cấp thiết trong bối cảnh biến đổi khí hậu diễn biến ngày càng phức tạp.
Khu vực có 2 cơ sở rộng hàng trăm mét vuông tại huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương được cho là vi phạm nghiêm trọng Luật Đê điều. Theo kết luận của cơ quan chức năng, 8 năm trước, cả 2 cơ sở này đều không được cấp phép xây dựng và hoạt động tín ngưỡng. Thế nhưng đến nay, các cơ sở này vẫn công khai hoạt động. Việc tu sửa, xây dựng công trình vẫn tiếp tục diễn ra trước sự bất lực của chính quyền địa phương
Dọc theo tuyến đê tả Sông Luộc dài gần 20km, hầu như ở xã nào của huyện Ninh Giang, lực lượng chức năng cũng ghi nhận những trường hợp vi phạm Luật Đê điều.
Người dân xẻ mái đê làm, đổ bê tông làm đường đi cũng được xem là hành vi vi phạm Luật Đê điều. Tuy nhiên theo các cán bộ Hạt quản lý đê Ninh Giang, Hải Dương, những trường hợp vi phạm kiểu như thế này rất khó xử lý vì nó liên quan tới nhu cầu đi lại của cả một cộng đồng dân cư phía trong đê đã xây nhà và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ trước khi có Luật Đê điều.
Áp dụng điều 26 Luật Đê điều, những công trình xây dựng ở các bãi sông ven đê cũng bị xem là vi phạm luật đê điều. Mức phạt cao nhất có thể lên tới 60 triệu đồng. Để khắc phục những tồn tại trong công tác quản lý đê điều, UBND huyện Ninh Giang đã đưa ra cam kết.
Chỉ trong vòng 3 tháng qua, Hạt quản lý đê đã lập biên bản xử lý khu vực có các cơ sở vi phạm nghiêm trọng luật đê điều ở thị trấn Ninh Giang gần 20 lần. UBND huyện cũng đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính chủ cơ sở 40 triệu đồng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!