Mộc bản triều Nguyễn được UNESCO công nhận di sản tư liệu thế giới

Ban Truyền hình Đối ngoại-Thứ năm, ngày 23/03/2017 10:10 GMT+7

VTV.vn - Tài liệu mộc bản là những tấm gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in ra thành các cuốn sách được dùng phổ biến ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến.

Từ thế kỷ 17, chúa Nguyễn đã quyết định thành lập nên hải đội Hoàng Sa, với mục đích thu lượm các sản vật từ các tàu đắm, các hải sản quý từ vùng biển của Hoàng Sa và Trường Sa.

Bằng chứng khẳng định sự có mặt của người Việt tại Hoàng Sa và Trường Sa từ thời kỳ đó cũng được chúa Nguyễn ghi chép lại trong những tấm mộc bản đang được lưu giữ tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV ở Đà Lạt. Những tài liệu này đã được phổ biến rộng rãi cho người dân ở thời đó.

Trung tâm Lưu trữ Quốc gia IV tại TP Đà Lạt hiện đang lưu trữ 34.619 tấm mộc bản triều Nguyễn được UNESCO công nhận là di sản tư liệu thế giới vào năm 2009. Tài liệu mộc bản là những tấm gỗ khắc chữ Hán hoặc chữ Nôm ngược để in ra thành các cuốn sách được dùng phổ biến ở Việt Nam trong thời kỳ phong kiến.

Khối tài liệu mộc bản triều Nguyễn có nhiều chủ đề khác nhau phản ánh toàn bộ lịch sử từ thời Hùng Vương dựng nước cho đến triều Nguyễn, đặc biệt trong đó có 17 tấm mộc bản với 19 mặt khắc liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

VTV.vn - Sáng 25/9, tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức lễ đón Bằng công nhận mộc bản Trường học Phúc Giang là di sản tư liệu ký ức thế giới của tổ chức UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước