Người chế tạo súng chống tăng giữa rừng Sác

Thanh Hà - Thành Duy (VTV4)-Chủ nhật, ngày 10/05/2015 06:00 GMT+7

Một số loại SS được trưng bày tại Bảo tàng Lực lượng vũ trang Quân khu 7 TP.HCM. Ảnh: Tuổi trẻ

VTV.vn - Góp phần vào chiến thắng Điện Biên Phủ có sự đóng góp của một nhà khoa học ít người biết đến, ông là kỹ sư Nguyễn Hy Hiền (Lê Tâm).

Năm 1946, ông là người đã chế tạo thành công vũ khí SS (súng rừng Sác) trong rừng Sác Bà Rịa Vũng Tàu bắn cháy nhiều xe tăng, tàu thủy. Năm 1952, ông là người chỉ đạo việc nổ mìn phá đá mở đường chuyển quân lên Điện Biên Phủ.

Phụ trách quân giới Nam Bộ những năm 40 của thế kỷ trước, kỹ sư Lê Tâm mong muốn chế tạo được một loại súng có sức công phá lớn, nhưng vẫn có thể vác trên vai. Vì thế, vũ khí SS đã ra đời với nguyên lý đạn lõm. Khi nổ, viên đạn lõm tập trung năng lượng vào một luồng, như mìn định hướng, tạo ra sức nóng tới 3.000 độ C, áp suất hàng trăm atmosphere.

Với sức công phá như vậy, vũ khí SS đã trở thành trợ thủ đắc lực cho bộ đội Việt Nam chiến đấu với quân Pháp. Trong suốt khoảng thời gian dài sau đó, vũ khí SS là nỗi khiếp sợ của quân địch, đánh đuổi nhiều đợt tấn công, càn quét của chúng.

Đối với một đất nước còn lạc hậu về kỹ thuật như Việt Nam trong chiến tranh, việc chế tạo thành công vũ khí, phát huy tác dụng cao đã khiến quân địch hoang mang, tìm cách vô hiệu hóa. Bằng chứng là tài liệu bằng hình vẽ các loại vũ khí do quân giới Việt Nam chế tạo mà chiến sỹ cách mạng thu được trong hầm chỉ huy của tướng Đờ Cát sau chiến thắng Điện Biên Phủ. Qua những nhận xét, đánh giá trong tài liệu này, có thể thấy quân viễn chinh Pháp đã không thể chối cãi một sự thật hiển nhiên, đó là trí tuệ, tài năng, lòng yêu nước của công nhân, kỹ sư quân giới Việt Nam.

Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam TV Online.

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước