Quang cảnh Hội thảo giao thương, hợp tác kinh tế, thương mại Việt Nam – Nhật Bản. (Ảnh: TTXVN)
Gần 100 doanh nghiệp hai nước Việt Nam và Nhật Bản trong các lĩnh vực nông sản, thực phẩm, hàng dệt may, tiêu dùng và công nghiệp phụ trợ, đã trao đổi về giao thương tại Trung tâm Nhật Bản - ASEAN, Tokyo. Hợp tác kinh tế giữa doanh nghiệp của hai nước do Cục xúc tiến thương mại, Đại diện Bộ Công thương tại Nhật Bản phối hợp với Trung tâm Nhật Bản - ASEAN tổ chức.
Chính sách bảo hộ nông nghiệp của Nhật Bản, các sản phẩm hoa quả tươi của Việt Nam phải chịu mức thuế cao, sự kiểm duyệt chặt chẽ khi vào thị trường Nhật Bản, riêng đối với gạo phải chịu mức thuế lên đến 280%. Lần này, doanh nghiệp Việt Nam đã giới thiệu các mặt hàng chế biến từ hoa quả tươi như nước ép thanh long, các sản phẩm từ gạo như dấm, mỹ phẩm vì mức thuế thấp hơn, tính ổn định cao hơn
Theo nghiên cứu của Trung tâm ASEAN - Nhật Bản, hiện có 3 phương thức thương mại chủ yếu khi hợp tác với các doanh nghiệp Nhật Bản là phương thức thương mại thông thường, trong đó một công ty xuất khẩu và một công ty nhập khẩu; phương thức xuất, nhập khẩu giữa các công ty con, công ty con với công ty mẹ trong cùng một tập đoàn; và phương thức ký hợp đồng thầu phụ với các công ty của Nhật Bản. Phương thức nào cũng đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh.
Hợp đồng thương mại lớn giữa Công ty cổ phần nhựa Hưng Yên và đối tác Nhật Bản Công ty Nichitetsu đã đạt được ngay trong chương trình xúc tiến tương mại này, theo đó Công ty cổ phần nhựa Hưng Yên sẽ giành riêng một nhà máy để sản xuất cho Công ty Nichitetsu.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!