Bảo tàng nước mắm nằm trong không gian trưng bày nghệ thuật Làng chài xưa, đưa du khách ngược 300 năm về thăm Làng chài Phan Thiết xưa. Ở đây, khách tham quan được làm quen với một khái niệm khá lạ trong nghề làm nước mắm: nước mắm tĩn. Tên gọi này bắt nguồn từ việc ông tổ nghề Trần Gia Hòa đưa mắm vào tĩn gốm, dán nhãn vuông trước khi đem bán. Nghề nước mắm tĩn tại Phan Thiết – Bình Thuận đã tồn tại hơn 300 năm với cách làm như vậy. Và bảo tàng nước mắm ra đời với mong muốn giới thiệu cho mọi người những giá trị độc đáo của nghề truyền thống này.
Thu hút du khách nhất có lẽ chính là trải nghiệm: cách phân biệt nước mắm nguyên chất và nước mắm đã pha chế theo cách làm của người xưa. Để mỗi người có thể cảm nhận vị ngon của sản phẩm truyền thống địa phương, không có cách truyền tải thông điệp nào tốt hơn là để du khách tương tác trực quan sinh động như vậy.
Người dân miền biển lâu nay đã có nhiều cách để quảng bá sản phẩm truyền thống của mình. Nhưng với Bảo tàng nước mắm đầu tiên được xây dựng, người con Phan Thiết như anh Trần Ngọc Dũng (người sáng lập Bảo tàng nước mắm) muốn quảng bá sản phẩm nước mắm theo một cách khác: thông qua những sứ giả du lịch để giá trị độc đáo của nghề làm nước mắm đến gần hơn với công chúng.
Cách phân biệt nước mắm Phan Thiết thật, giả VTV.vn - Hiện nay, có nhiều loại nước mắm được dán nhãn với tên gọi nước mắm Phan Thiết nhưng thực chất là những sản phẩm trôi nổi, làm giả thương hiệu để đánh lừa người tiêu dùng.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!