Với các mặt hàng tôm, cua, cá, thịt, trứng, rau..., khách hàng đều có thể đi chợ gián tiếp để mua tất cả nguyên liệu cho một mâm cơm mà không cần bước ra khỏi nhà hay văn phòng làm việc. Người tiêu dùng chỉ cần chọn lựa loại thực phẩm theo danh mục trên trang web, sau đó liên hệ tới các siêu thị hoặc cửa hàng. Trong thời gian rất nhanh, hàng sẽ đến tay người đặt mua.
Không chỉ đặt món, nhiều cửa hàng thực phẩm còn nhận sơ chế, nấu nướng theo nhu cầu của khách. Qua đó, những cửa hàng như thế này luôn tất bật nhận đơn hàng dù đang trong mùa dịch bệnh.
Bên cạnh đó, do nhu cầu khách hàng tăng cao, một số ứng dụng gọi xe công nghệ đã đưa vào hoạt động dịch vụ đi chợ giúp khách hàng. Be đi chợ và mới nhất là GrabMart đã được triển khai tại TP.HCM. Với tính năng mới của các hãng xe công nghệ, người dùng có thể dễ dàng đi chợ từ xa.
Tại các siêu thị lớn, doanh số qua kênh bán hàng không tiếp xúc được ghi nhận tăng mạnh, có nhà bán lẻ ghi nhận mức tăng trưởng tới 10 lần so với ngày thường. Các chuyên gia nhận định, sự thay đổi cách thức đi chợ truyền thống của người tiêu dùng cũng chính là cơ hội đối với người bán. Nếu các nhà cung cấp đảm bảo được dịch vụ và chất lượng tốt, một hướng kinh doanh lâu dài sẽ được mở ra, kể cả khi đã hết dịch.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!