Di dời nhà kiểu nông dân

Lan Anh (VTV9)Cập nhật 10:38 ngày 25/11/2019

VTV.vn - Chỉ bằng kỹ thuật thô sơ nhưng vẫn có thể an toàn dời nhà kiên cố đến vị trí mới theo yêu cầu của gia chủ, nghề “Thần đèn” là nghề độc quyền của người nông dân miền Tây.

Để có thể di dời 1 căn nhà hay công trình đã hoàn thiện, đầu tiên, các "Thần đèn" sẽ phải đào móng rồi cắt bộ chân cột. Toàn bộ giàn đà sẽ được cân bằng và nâng lên bằng những con đội. Xung quanh bố trí thêm 500 bao cát cùng 1.000 đôn gỗ bạch đàn, vừa giữ vai trò trợ lực, để căn nhà không bị vỡ kết cấu, vừa chống trượt, lệch, đảm bảo an toàn cho người lao động. Tiếp đó, những người thợ sẽ xây nền mới phù hợp với sức nặng công trình.

Trường hợp muốn di dời sang vị trí khác thì sẽ được bổ sung bộ móng mới. Nhờ con lăn và tời kéo, căn nhà sẽ được di chuyển đến vị trí đã định. Cả biệt đội "thần đèn" toàn những nông dân chân đất. Mỗi thành viên có ít nhất từ 10 năm đến 30 năm kinh nghiệm. Nhiều người xem nghề “thần đèn” là nghề độc quyền trong lĩnh vực xây dựng, một phần vì thù lao nhận về trên công trình không nhất thiết phải tính toán theo đơn giá cứng nhắc. Đôi khi chi phí nâng cấp, di dời nhà chỉ dựa vào cái tình của nông dân với nhau.

Bình quân mỗi năm, 1 đội “Thần đèn” có thể di dời, nâng cấp khoảng 50 căn nhà tường kiên cố. Cái nghề “độc, lạ” không chỉ giúp những nông dân bám trụ có nguồn thu nhập ổn định, mà còn làm hài lòng rất nhiều người dân khi có nhu cầu. Bởi không chỉ tiết kiệm chi phí xây nhà mới, nghề “thần đèn” có thể lưu giữ những kỷ niệm quý giá cho gia chủ trong chính căn nhà cũ của họ.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.