Với kinh nghiệm hơn 30 năm trồng khóm, đây là lần đầu tiên ông Vu Suổi (ở xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) gặp phải hiện tượng này. Đang chuẩn bị ra quả, 5ha khóm của ông bị héo đỏ lá hàng loạt, thậm chí có cây bị chết khô.
Theo ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang, hiện có gần 350ha khóm bị héo khô đầu lá như vậy, tập trung chủ yếu ở thành phố Vị Thanh. Do đang vào cao điểm mùa khô, nắng nóng gay gắt, tình hình dịch bệnh trên cây khóm ngày càng phát sinh nhiều. Nhiều nông dân trồng khóm bị dịch bệnh gây hại khoảng 30% diện tích.
Ngành nông nghiệp địa phương đã kết hợp với trường Đại học Cần Thơ triển khai nhiều giải pháp trước mắt giúp bà con giảm thiểu thiệt hại. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có cách để điều trị dứt điểm bệnh héo khô đầu lá trên cây khóm.
Khóm là nông sản chủ lực, góp phần phát triển kinh tế cho người dân ở nhiều địa phương tại tỉnh Hậu Giang. Khóm Cầu Đúc hiện rất nổi tiếng và được tiêu thụ ở nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, với tình hình dịch bệnh hiện tại, nếu không có biện pháp phòng trị kịp thời, bệnh sẽ lây lan nhanh trên diện rộng, gây thiệt hại về năng suất, chất lượng của cây khóm Hậu Giang.
Những lợi ích của Khóm Cầu Đúc VTV.vn - Khóm Cầu Đúc có thể chế biến thành nhiều món ăn đậm hương vị đồng quê như canh chua khóm cá rô đồng, thịt ba rọi xào khóm chua ngọt hay khóm kho cá.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!