Độ mặn trong nước sụt giảm nghiêm trọng, người nuôi tôm đối mặt khó khăn

Huỳnh Tâm (VTV9)Cập nhật 10:41 ngày 04/11/2019

VTV.vn - Tại ĐBSCL, hiện ngoài nỗi lo về dịch bệnh trên tôm tấn công, người nuôi còn phải đối mặt với rất nhiều khó khăn khi độ mặn trong nước sụt giảm nghiêm trọng.

Năm 2018, vào thời điểm này, những ao tôm tại tỉnh Bạc Liêu đã được thả nuôi, còn hiện tại vẫn phải nằm chờ. Thay vì cho tôm ăn, hiện ông Phạm Văn Chu (xã Vĩnh Trạch Đông, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu) còn đang phải loay hoay xử lý từng ao nuôi với mong muốn nước sớm đủ độ mặn để thả nuôi trở lại.

Không riêng ao tôm của ông Chu, ở nhiều nơi khác của các tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, độ mặn cũng sụt giảm mạnh, có nơi chỉ còn 0o/oo. Theo Tiến sỹ Tiền Hải Lý, Trưởng Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Bạc Liêu, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do tác động tiêu cực của thời tiết. Không chỉ gia tăng chi phí sản xuất, tình trạng này còn trực tiếp làm xáo trộn tiến độ thả nuôi của bà con.

Các chuyên gia đầu ngành cho rằng, độ mặn lý tưởng để nuôi tôm là từ 10 - 25o/oo. Đối với những ao tôm không đảm bảo độ mặn này, giải pháp đầu tiên mà người nuôi tôm cần làm là tăng cường bổ sung khoáng chất cho nước, đặc biệt là những ao nuôi siêu thâm canh. Sử dụng lại nguồn nước bằng hệ thống lắng lọc tuần hoàn cũng là giải pháp hiệu quả để giữ ổn định độ mặn cho ao tôm hiện nay.


Sử dụng con giống 'dỏm', người nuôi tôm ngậm ngùi mất tiền tỷ Sử dụng con giống "dỏm", người nuôi tôm ngậm ngùi mất tiền tỷ

VTV.vn - Tại tỉnh Bạc Liêu, hiện nhiều hộ nuôi tôm khá bức xúc khi hàng chục ao tôm nuôi bị thiệt hại cả tỷ đồng do tôm giống kém chất lượng.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.