Hàng chục nghìn ha lúa ở ĐBSCL bị thiệt hại: Do hạn mặn hay lỗi từ bà con nông dân?

Đặng Công (VTV9)Cập nhật 20:37 ngày 17/03/2020

VTV.vn - Với tình hình nắng hạn và xâm nhập mặn như hiện nay, diện tích lúa bị thiệt hại ở ĐBSCL sẽ còn nhiều hơn. Bà con nông dân chỉ còn biết ngậm ngùi tự trách mình.

Đến giữa tháng 3, ở ĐBSCL hình thái thời tiết nắng vẫn tiếp tục duy trì và chưa có dấu hiệu nào báo hiệu mùa khô sẽ kết thúc. Hàng nghìn ha lúa ở trong tình cảnh thiếu nước tưới trong nhiều tháng. Để cứu lúa, bà con nông dân phải áp dụng rất nhiều cách, kể cả bơm nước mặn vào đồng.

Theo Tổng cục Thủy lợi, đã có khoảng 39.000ha lúa vụ Đông Xuân ở ĐBSCL bị thiệt hại bởi khô hạn và xâm nhập mặn. Hàng chục nghìn ha khác vẫn đang bị ảnh hưởng. Để cứu 19.000ha lúa bị khô hạn, tỉnh Trà Vinh đã vận động nông dân khai thông dòng chảy, bơm chuyền nước để tưới cứu lúa. Đó là ở những vùng còn có thể đón được nước ngọt. Ở huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, hơn 1.700ha lúa bị héo khô vì nước mặn bủa vây. Để cứu lúa chết khô, một số bà con đã bơm nước mặn từ 3 - 4o/oo vào đồng ruộng.

Tổng cục Thủy lợi cho biết, ngoài 39.000ha lúa đã bị thiệt hại, nỗi lo lớn nhất hiện nay là những diện tích gieo sạ vào tháng 1/2020. Đây là thời điểm mà hạn hán và xâm nhập mặn gay gắt nhất. Mặc dù Cục Trồng trọt và các địa phương đã khuyến cáo bà con không xuống giống nhưng vẫn có khoảng 65.000ha lúa được gieo sạ, tập trung ở các địa phương như: tỉnh Trà Vinh (19.000ha), tỉnh Sóc Trăng (21.000ha), tỉnh Bạc Liêu (25.000ha). Hiện các trà lúa đang trong giai đoạn đứng cái và trổ đòng. Trong đó, 30.000ha lúa được dự báo sẽ bị thiệt hại nếu nguồn nước không cung cấp đủ trong nửa đầu tháng 3/2020.

Như vậy, con số 39.000ha lúa bị bị chết cho đến lúc này vẫn còn có thể tăng thêm khi diện tích lúa gieo sạ vào tháng 1/2020 đang đối diện với đợt hạn hán và xâm nhập mặn khốc liệt. Đến thời điểm này, nhiều nông dân đã buông xuôi khi cắt lúa cho bò ăn.

Theo Tổng cục Thủy lợi, toàn vùng ĐBSCL hiện có khoảng 65.000ha lúa được gieo sạ vào tháng 1/2020, đa phần đều ở những nơi bị thiếu nước, mặn xâm nhập thường xuyên. Dù các địa phương đã khuyến cáo người dân không xuống giống ở những vùng này nhưng bà con vẫn bất chấp.

Dự báo, mùa khô ở ĐBSCL có thể kéo dài đến đầu tháng 5. Khuyến cáo của các cơ quan chuyên môn được đúc kết từ sự nghiên cứu của nhiều nhà khoa học trong một thời gian dài. Rút kinh nghiệm từ những thiệt hại trong vụ Đông Xuân, bà con nông dân nên tuân thủ khuyến cáo của Bộ NN&PTNT trong vụ Hè Thu để tránh những thiệt hại không đáng có.


Người dân Trà Vinh nỗ lực cứu lúa trong mùa khô hạn Người dân Trà Vinh nỗ lực cứu lúa trong mùa khô hạn Hơn 4.000ha lúa đông xuân muộn thiệt hại do hạn mặn Hơn 4.000ha lúa đông xuân muộn thiệt hại do hạn mặn Sóc Trăng: Mất trắng 50#phantram diện tích lúa Đông Xuân muộn do hạn mặn Sóc Trăng: Mất trắng 50#phantram diện tích lúa Đông Xuân muộn do hạn mặn


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.