Khó quản lý lao động trên lồng bè thủy sản mùa mưa bão

VTV9Cập nhật 10:26 ngày 17/09/2019

VTV.vn - Các tỉnh Nam Trung Bộ bước vào mùa mưa bão cũng là lúc nhiều nỗi lo quay lại. Lo ngại lớn nhất là những rủi ro rất dễ xảy ra đối với những lao động trên lồng bè giữa biển.

Tại các lồng bè thủy sản hình ảnh không bao giờ thiếu vắng chính là những người lao động. Họ túc trực ở đây cả ngày, cả đêm. Để có được mỗi lồng bè nuôi tôm hùm, ngư dân đã phải bỏ ra tiền tỷ. Vì vậy, cũng dễ hiểu, ngay cả khi nhận được tin bão, nhiều người vẫn cứ ở lại trên lồng bè thủy sản. Đó chính là ngọn nguồn gây ra những cái chết thương tâm trong trận bão số 12 năm 2017 ở vùng nuôi thủy sản huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa.

Cũng vì thế, mối quan tâm hàng đầu vào lúc này của chính quyền địa phương là làm sao nắm chắc số lao động trên lồng bè thủy sản, để dễ dàng ứng phó khi thiên tai xảy ra.

Ông Lê Hoàng Vương - Phó Chủ tịch UBND xã Vạn Thạnh, huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa cho hay: "Xã cũng đã đi thống kê, rà soát lao động trên lồng bè, nhưng vài tháng sau số người lại chênh lệch".

Khó quản lý lao động trên lồng bè thủy sản mùa mưa bão - Ảnh 1.

Lồng bè thủy sản tại Khánh Hòa.

Hiện có không dưới 36.000 lồng nuôi thủy sản ở vùng biển huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa. Hiện tại, số lao động trên lồng bè thủy sản, theo ước tính không dưới 2.000 người. Lao động trên lồng bè thường là người dân ở nơi khác đến đây làm thuê theo thỏa thuận riêng giữa họ với các chủ lồng bè.

"Đa số lao động nơi khác đến là nhiều, người địa phương rất ít, nhất là ở Phú Yên. Ngư dân thường nuôi, và cất trại ở luôn trên đó", ông Phan Hùng Dưỡng - huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa cho hay.

Quản lý lao động trên lồng bè thủy sản càng trở nên khó khăn hơn ở những vùng biển như huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hòa bởi có đến gần 1/3 lồng bè thủy sản, chủ lồng bè là người dân từ các tỉnh khác.

Ông Nguyễn Văn Dũng - Phó Trưởng phòng Kinh tế huyện Vạn Ninh, Khánh Hòa cho hay: "Chúng tôi giao cho địa phương có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát số lao động trên các lồng bè để khi xảy ra bão vận động di dời vào nơi an toàn".

Để ngăn ngừa rủi ro đối với lao động vùng nuôi thủy sản trong mùa mưa bão không chỉ cần tăng cường quản lý của chính quyền địa phương, mà còn cần trách nhiệm của các chủ lồng nuôi thủy sản. Điều quan trọng hơn, những lao động trên lồng bè giữa biển cần nhanh chóng vào nơi an toàn mỗi khi có bão mới. Đây là cách để không lặp lại những gì đã từng xảy ra trong các mùa mưa bão trước.

Khó di dời lồng bè nuôi thủy sản ở Cam Ranh Khó di dời lồng bè nuôi thủy sản ở Cam Ranh “Cơn sốt” gỗ làm lồng bè thủy sản tại khu vực Nam Trung Bộ “Cơn sốt” gỗ làm lồng bè thủy sản tại khu vực Nam Trung Bộ Ngăn ngừa rủi ro đối với lao động trên lồng bè thủy sản mùa mưa bão Ngăn ngừa rủi ro đối với lao động trên lồng bè thủy sản mùa mưa bão

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.