Nguyên nhân là do không chỉ giao dịch ngân hàng mà còn rất nhiều giao dịch mua bán mặt hàng khác cũng được xác thực qua SMS OTP. Điều này đôi khi khiến khách hàng nhầm lẫn. Tuy nhiên, với phương thức Smart OTP, rủi ro hành vi người dùng được giảm thiểu
Khác hình thức xác thực tin nhắn SMS, với hình thức Smart OTP, người dùng tự tay giao dịch trên điện thoại của mình, trên đó ghi rõ thông tin số tiền đó đang được dùng vào việc gì. Smart OTP cũng có mật khẩu riêng ngoài mật khẩu của điện thoại nên khách hàng hoàn toàn chủ động khi thao tác.
Theo quy định, khách hàng chỉ được đăng ký cho phép sử dụng Smart OTP trên một thiết bị duy nhất. Mỗi tài khoản ngân hàng sẽ chỉ có một mã mở khóa, ứng với một thiết bị duy nhất do chính khách hàng đăng ký.
Lưu ý khi dùng mã xác thực Smart OTP:
- Với các giao dịch sau 16h thông thường được coi là hết ngày giao dịch, nhiều ngân hàng sẽ bắt buộc khách hàng phải dùng xác thực Smart OTP dù số tiền rất nhỏ chỉ 50.000 đồng, qua đó đảm bảo tổng số tiền chuyển trong 1 ngày giao dịch không quá 100 triệu đồng.
- Smart OTP chỉ khả dụng trên các thiết bị sử dụng iOS 6.0 hoặc Android 4.0 trở lên. Để sử dụng Smart OTP, người dùng sẽ phải tải ứng dụng di động của các ngân hàng và đăng ký dịch vụ này trên smart phone của mình.
- Một số ngân hàng sẽ yêu cầu khách hàng thực hiện đăng ký tại các điểm giao dịch của ngân hàng đó. Tuy nhiên, cũng có ngân hàng cho phép đăng ký trực tuyến. Việc kích hoạt đôi khi có thể mất một chút thời gian do lượng đăng ký lớn tại thời điểm đó.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!