Nguy cơ lây lan dịch bệnh vì lợn nhập lậu

Đặng Công - Nguyên Du (VTV9)Cập nhật 20:08 ngày 28/11/2019

VTV.vn - Nếu tình trạng buôn lậu lợn không được ngăn chặn triệt để, mầm bệnh sẽ lây lan, ảnh hưởng đến công tác phòng chống dịch đang được tỉnh An Giang quyết liệt thực hiện.

Lợn nhập lậu có nguồn gốc từ Thái Lan được vận chuyển sang Camphuchia rồi đưa về Việt Nam thông qua cửa ngõ tỉnh An Giang. Dù đường vận chuyển đã được ngành chức năng tỉnh An Giang chỉ rõ nhưng việc ngăn lợn nhập lậu qua biên giới là điều không dễ.

Nếu vận chuyển trót lọt 30 con lợn qua biên giới, người chở thuê sẽ được các đầu nậu trả công hơn 1,2 triệu đồng. Thấy dễ kiếm tiền, chủ ghe đã bỏ cả việc ruộng đồng để chở lợn nhập lậu. Về phía đầu nậu, nếu vận chuyển trót lọt qua biên giới, họ sẽ lãi từ 9.000 - 10.000 đồng/kg lợn hơi. Chỉ cần mỗi ngày đưa được khoảng 50 con lợn về nội địa, họ sẽ thu lãi từ 40 - 50 triệu đồng. Do lợi nhuận cao nên từ đầu nậu đến người chở thuê đều tìm mọi cách buôn lậu lợn.

Mặc khác, địa bàn vùng biên giới tỉnh An Giang có nhiều sông, rạch. Trong đêm tối mịt mờ như vậy, rất khó để lực lượng biên phòng có thể phát hiện phương tiện nào đang chở lợn trên sông. Chỉ cần vượt qua được vùng biên giới, lợn nhập lậu sẽ trở thành lợn nội địa.

Từ tháng 10 đến ngày 17/11, lực lượng chức năng tỉnh An Giang đã phát hiện 15 vụ buôn lậu lợn với số lượng gần 400 con. Theo Chi cục Chăn nuôi và Thú y tỉnh An Giang, nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ lợn nhập lậu là rất cao bởi ở tỉnh Tà Keo, Campuchia đang xảy ra dịch tả lợn châu Phi.


Bắt giữ gần 4 tấn lợn nhập lậu từ Campuchia vào Việt Nam Bắt giữ gần 4 tấn lợn nhập lậu từ Campuchia vào Việt Nam

VTV.vn - Lực lượng biên phòng xã Phú Hữu (tỉnh An Giang) đã phát hiện và bắt giữ 53 con lợn nhập lậu, ước tính khoảng 4 tấn, được vận chuyển từ Campuchia về Việt Nam.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.