Suy giãn tĩnh mạch: "Sát thủ" thầm lặng của đôi chân

VTV9Cập nhật 20:11 ngày 28/11/2019

VTV.vn - Suy giãn tĩnh mạch đã trở thành một trong những căn bệnh mãn tính với nhiều triệu chứng thường gặp và có thể tạo ra những hậu quả khó lường cho người mắc phải.

Bệnh suy giãn tĩnh mạch diễn tiến rất âm thầm và có thể nhầm lẫn với một số bệnh khác nên người bệnh đến bệnh viện điều trị thường vào thời kỳ bệnh đã nặng.

Ths. BS. Lê Thanh Phong, Hội Phẫu thuật mạch máu châu Âu, cho biết, có hai nhóm triệu chứng chính của bệnh suy giãn tĩnh mạch gồm đau nhức chân và khó chịu chân. Có một số yếu tố nguy cơ gây nên bệnh suy tĩnh mạch chi dưới như: tuổi càng cao, nguy cơ mắc bệnh càng cao; trên những bệnh nhân mang thai sinh nở; ở những bệnh nhân có nghề nghiệp đứng lâu hay ngồi lâu; bệnh nhân béo phì; bệnh cũng có yếu tố di truyền. Bệnh có nhiều giai đoạn, cấp độ, về lâm sàng bệnh được chia các cấp độ theo dấu hiệu lâm sàng từ C0 đến C6, nặng nhất là cấp độ C6.

Các phương pháp chích xơ tĩnh mạch, dùng sóng cao tầng, tia laser, keo tĩnh mạch sẽ được áp dụng để điều trị cho các bệnh nhân ở giai đoạn nặng. Ths. BS. Lê Thanh Phong khuyến cáo, người dân khi quan sát trên chân có tĩnh mạch giãn ở mức độ nhẹ, các tĩnh mạch mạng nhện có màu xanh hoặc đỏ, lớn hơn là giãn to ngoằn ngoèo, sạm da, chàm hóa, hoặc khi có triệu chứng đau, nặng chân, rát chân nên đến gặp các chuyên gia mạch máu để được khám, phát hiện bệnh sớm.


Suy giãn tĩnh mạch - Nỗi lo của những người lớn tuổi Suy giãn tĩnh mạch - Nỗi lo của những người lớn tuổi

VTV.vn - Giãn tĩnh mạch chân thường gặp ở những người hay làm việc phải đứng hoặc ngồi tại chỗ quá lâu… Bệnh có nguy cơ cao ở người cao tuổi, béo phì…


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.