Bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới

Lê Thạch, icon
02:13 ngày 13/10/2018

VTV.vn - Suy giãn tĩnh mạch là sự suy giảm chức năng lưu thông máu về tim của cơ thể, do sự suy yếu các lá van một chiều hay thành mạch máu bị viêm xơ, kéo giãn.

Hình minh họa (Ảnh: drabhimanulectures)

Theo các bác sĩ, bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường xảy ra do công việc đứng ngồi đi lại nhiều trong thời gian dài, người thừa cân, phụ nữ mang thai… Với những dấu hiệu ban đầu:

- Nặng, nhức mỏi cẳng chân.

- Tĩnh mạch nổi đỏ, giãn ngoằn ngoèo.

- Cảm giác tê rần, nóng, ngứa chân.

- Phù chân buổi chiều hay khi đứng lâu.

Theo thời gian, sự tác động qua lại của các nguyên nhân này làm tình trạng suy giãn tĩnh mạch nặng thêm:

- Chuột rút, nhức mỏi cẳng chân.

- Sưng to cẳng chân, biến đổi sắc tố da, chàm, loét da.

- Viêm huyết khối trong lòng tĩnh mạch, cục huyết khối di chuyển gây thuyên tắc phổi.

Tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh và vị trí tổn thương (được đánh giá chính xác trên Siêu âm Doppler màu mạch máu) mà suy giãn tĩnh mạch có thể điều trị hiệu quả bằng thuốc kết hợp mang vớ hoặc điều trị bằng các phương pháp can thiệp như phẫu thuật, chích xơ, laser nội mạch…

Bệnh có thể phòng ngừa hay điều trị hiệu quả ở giai đoạn sớm. Những người có nguy cơ mắc bệnh hoặc phát hiện dấu hiệu sớm cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được can thiệp kịp thời.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục