Tìm hướng đi mới cho vùng nguyên liệu mía

Quốc Minh (VTV9)Cập nhật 08:28 ngày 22/11/2019

VTV.vn - Trong vài năm trở lại đây, người trồng mía liên tục thua lỗ còn ngành mía đường đứng trước khó khăn do áp lực cạnh tranh của đường ngoại nhập.

Trong nhiều năm trước, cây mía là một thành công lớn của ngành nông nghiệp vùng ĐBSCL khi phát huy hiệu quả kinh tế trên vùng đất nhiễm phèn, chưa có hệ thống thủy lợi đồng bộ. Loài cây công nghiệp giữ vai trò an ninh lương thực này từng giúp người dân miền Tây vươn lên thoát nghèo. Tuy nhiên, thực tế khó khăn hiện nay đòi hỏi ngành mía đường cần có hướng đi mới cho người nông dân trồng mía, tránh tình trạng tiếp tục rơi vào những khó khăn của hiện tại.

Theo nhiều chuyên gia, những khó khăn của ngành mía đường hiện nay đã được cảnh báo từ khoảng 20 năm trước. Tuy nhiên, trong gần 40 năm qua, ngành mía đường vẫn chưa có thay đổi nào đáng kể. Trên những ruộng mía, sức người vẫn là chính, tỷ lệ cơ giới hóa gần như bằng không. Đây chính là điểm nghẽn lớn nhất và chưa có cách tháo gỡ.

Vào thời điểm này, nhiều nông dân ở tỉnh Hậu Giang vẫn đang loay hoay với một mùa mía thất thu. Ai cũng biết, chuyện tìm hướng đi mới ở vùng đất chuyên trồng mía không phải là chuyện có thể làm ngay, nhưng sẽ là quá muộn nếu không sớm dứt khoát.


Gỡ khó cho ngành mía đường: Bắt đầu từ vùng nguyên liệu Gỡ khó cho ngành mía đường: Bắt đầu từ vùng nguyên liệu

VTV.vn - Có nhiều hướng để cùng giải quyết bài toán mía đường nhưng để cả nhà máy và nông dân có thể sống được với cây mía, không thể không bắt đầu từ vùng nguyên liệu.


* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.