Trong 3 năm liền, mức tăng trưởng của TP.HCM liên tiếp đạt hơn 8%. Có được điều này, bên cạnh việc tập trung chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao, ngành có hàm lượng giá trị gia tăng lớn, trong nội hàm mỗi ngành có sự chuyển dịch để đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố.
Tiếp thu công nghệ cao từ nước ngoài, sau đó chuyển giao công nghệ tới các huyện, tỉnh, thành phố vệ tinh của TP.HCM theo hướng gắn với vùng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, lan tỏa những mô hình sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đang là một trong những điểm nhấn giúp thành phố giải quyết được bài toàn nông nghiệp chỉ đáp ứng được 20% nhu cầu tiêu thụ của người dân. Đồng thời, mô hình này giúp hoàn thành nhiệm vụ nông nghiệp chuyển dịch theo hướng nông nghiệp đô thị sản xuất nông nghiệp công nghệ cao.
Năm 2018, lần đầu tiên GIDP của TP.HCM đạt giá trị 1,3 triệu tỷ đồng, tương đương 57 tỷ USD, chiếm hơn 23% quy mô nền kinh tế cả nước. Để có được kết quả này, thành phố đã chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng nâng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ chất lượng cao, ngành có hàm lượng giá trị gia tăng lớn, có lợi thế cạnh tranh theo hướng áp dụng công nghệ cao. Do đó, liên tiếp trong những năm qua, TP.HCM đã tăng 14 hạng, đứng trong top 10 thành phố năng động nhất toàn cầu.
Hiện năng suất lao động của người dân TP.HCM đã gấp gần 3 lần mức bình quân cả nước nhờ vào việc ứng dụng triệt để các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ. Năm 2018 là năm thứ 3 liên tiếp thành phố đạt mức tăng trưởng hơn 8%, tiếp tục chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng ứng dụng công nghệ. TP.HCM đặt mục tiêu tiếp tục tăng tốc GIDP năm 2019 với mức tăng từ 8,3 - 8,5%.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!