Đây là là yêu cầu nhiều đại biểu đã đặt ra tại Hội thảo giáo dục thông minh diễn ra vào ngày 20/12 tại TP.HCM. Việc tạo lập nguồn dữ liệu chung cũng là khó khăn lớn nhất khi TP.HCM triển khai giáo dục thông minh. Không phải ngẫu nhiên phần lớn bài tham luận tham gia hội thảo đều đề cập đến phương pháp STEM bởi đây sẽ là mô hình giáo dục để thành phố xây dựng lực lượng lao động có trình độ trong tương lai nhằm phục vụ đô thị thông minh. STEM giúp người học giải quyết vấn đề hiệu quả bằng cách vận dụng, sáng tạo trên những kiến thức đã học.
TP.HCM mới bắt đầu triển khai giáo dục thông minh, phần lớn chỉ dừng ở việc ứng dụng công nghệ trong dạy và học tại các trường. Hiện thành phố vẫn chưa có nguồn dữ liệu chung về giáo dục trừ cổng thông tin công khai về các loại hình dịch vụ giáo dục. Tốc độ gia tăng dân số cơ học tại TP.HCM cũng là khó khăn mà nhiều đại biểu đề cập tới khi triển khai giáo dục thông minh. Nguyên nhân là do thực tế sau 2 năm triển khai thí điểm trường học thông minh tại 5 trường trên địa bàn, một lớp học thông minh chỉ hiệu quả với 30 - 35 học sinh, trong khi sĩ số thực tế tại trường đều vượt quá con số này.
Hiện ngành giáo dục TP.HCM đang tập hợp nguồn dữ liệu. Thay vì chỉ tập trung vào dữ liệu của trò và thầy, năm 2020 thành phố sẽ mở rộng thêm nguồn dữ liệu đến các bậc phụ huynh. Trước mắt, TP.HCM khuyến khích giáo viên các trường chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy bởi giáo dục thông minh đòi hỏi giáo viên phải linh hoạt sáng tạo, mở rộng không gian học tập.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!