Triển vọng sản xuất dược liệu sạch

Tấn Quýnh, Phạm Việt (VTV9)Cập nhật 15:33 ngày 09/09/2019

VTV.vn - Xây dựng ngay trong nước những vùng sản xuất dược liệu sạch là giải pháp quản lý bền vững chất lượng dược liệu trước khi đưa ra thị trường.

Những công nhân phải bỏ ra nhiều ngày chỉ để làm một việc là nhổ cổ trong khu vườn dừa cạn tại Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Dược liệu miền Trung, bởi vì nơi đây không dành chỗ cho thuốc diệt cỏ hay thuốc trừ sâu. Hoạt chất alkaloid chiết xuất từ cây dừa cạn đạt mức 300 mg và hoạt chất này chỉ có được từ quá trình sản xuất an toàn.

Không chỉ khu vườn dừa cạn mà bất cứ cây thuốc nào được trồng ở đây cũng buộc phải tuân thủ quy trình kỹ thuật theo tiêu chuẩn GACP, tức tiêu chuẩn "Thực hành tốt trồng trọt và thu hái dược liệu" theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới. Tính đến thời điểm này, sau 30 năm hoạt động, các nhà khoa học ở Trung tâm Nghiên cứu Sản xuất Dược liệu miền Trung đã bảo tồn hàng trăm loài cây dược liệu quý và đưa vào sản xuất hàng hóa 25 loài dược liệu ngay tại tỉnh Phú Yên.

Như vậy, việc sản xuất dược liệu sạch, mặc dù không đơn giản nhưng hoàn toàn có thể làm được nếu có sự gắn kết giữa nhà khoa học, nông dân, doanh nghiệp và cơ quan quản lý. Theo đánh giá của các nhà khoa học về dược liệu, tài nguyên về dược liệu ở Việt Nam không chỉ nằm ở con số 4 ngàn cây thuốc quý mà còn ở nhiều bài thuốc dân gian vô cùng có giá trị. Và việc khai thác vốn quý đó, không thể không theo con đường là phát triển những vùng dược liệu sạch.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Giữ đam mê chế tác đàn ghi ta ở phố biển

VTV.vn - Cây đàn ghi ta, tiếng đàn ghi ta- có lẽ đã quá quen thuộc với mọi người. Nhưng, không phải ai cũng tận mắt nhìn thấy đàn ghi ta được làm ra như thế nào.