Tại tỉnh Lâm Đồng, nơi có diện tích sản xuất nông nghiệp lớn nhất nhì cả nước, hàng năm, lượng thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng ước khoảng 10.000 tấn. Chi cục BVTV tỉnh Lâm Đồng đang triển khai nhiều biện pháp nhằm hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên, hiệu quả còn lâu mới đạt được như mong muốn do chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng và người dân.
Theo Ban quản lý lòng hồ Đankia, tỉnh Lâm Đồng, trung bình mỗi tháng đơn vị này phải thu gom đến hơn 100 m3 rác thải là vỏ bao bì thuốc BVTV, nhưng vẫn không thể làm sạch lòng hồ. Nguyên nhân là bởi phía trên lòng hồ Đankia có hàng trăm hộ dân sản xuất nông nghiệp. Cứ cách 10 ngày, người dân lại phun thuốc cho cây rau 1 lần. Mỗi lần phun, lượng bao bì thuốc BTVT khá nhiều.
Toàn tỉnh Lâm Đồng hiện có khoảng 345.000 ha diện tích đất gieo trồng, lượng rác thải là vỏ bao bì thuốc BVTV ước khoảng 700 tấn/năm. Thực tế cho thấy, dù có xử lý bằng chôn lấp, thuốc tồn dư trong bao bì cũng sẽ bị rửa trôi, thấm sâu xuống nước mặt, nước ngầm. Cách đây ba năm, 32 bể thu gom vỏ bao bì thuốc BVTV đã được tỉnh Lâm Đồng xây dựng tại 5 huyện, thành phố, song cũng chỉ có khoảng 1% lượng bao bì thuốc BTVT được thu gom, tiêu hủy đúng quy định.
Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam tại TV Online!