Bảo tồn văn hoá cồng chiêng nơi vùng núi cao Quảng Nam

Đỗ Vinh, Lê Huy-Thứ tư, ngày 26/04/2023 14:35 GMT+7

VTV.vn - Xem cồng chiêng là môn học học ngoại khóa, tổ chức lễ hội cồng chiêng hàng năm là cách đồng bào Giẻ Triêng ở Quảng Nam bảo tồn loại hình văn hóa truyền thống này.

Tiếng chiêng ngân vang chào đón một đứa trẻ chào đời, tiếng chiêng trầm hùng khi làng có lễ hội và tiếng chiêng buồn tiễn biệt một người về bên kia núi. Với đồng bào sinh sống dọc dãy Trường Sơn hùng vĩ, cồng chiêng là nhạc cụ gắn bó mật thiết với mỗi đời người.

Bảo tồn văn hoá cồng chiêng nơi vùng núi cao Quảng Nam - Ảnh 1.

Trong những năm qua, tỉnh Quảng Nam đã thực hiện xây dựng nông thôn mới gắn với bảo tồn văn hóa truyền thống - thành tố quan trọng trong cộng đồng, trong đó có văn hóa cồng chiêng.

Ngôi làng nằm dưới chân đèo Lò Xo giáp ranh giữa tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum, mấy ngày nay, tranh thủ trước mùa rẫy, các nghệ nhân xã Phước Mỹ đang tập luyện bài chiêng đón khách - bài chiêng tưởng chừng đã thất truyền từ nhiều năm.

Với đồng bào Giẻ Triêng, tiếng chiêng là thông điệp của dân làng gửi đến thần linh. Âm thanh ấy như là nhạc hiệu của già làng thông báo đến cộng đồng. Với đồng bào Giẻ Triêng, tiếng chiêng gắng kết cộng đồng, xóa bỏ những những hiềm khích, mâu thuẫn giữa làng này với làng khác.

Tiếng chiêng dường như có sức mạnh vô hình chảy xuyên suốt qua nhiều thế hệ đồng bào Giẻ Triêng dưới chân núi Trường Sơn này.

Bảo tồn văn hoá cồng chiêng nơi vùng núi cao Quảng Nam - Ảnh 2.

Ngay tại trường dân tộc nội trú huyện Phước Sơn, sau một thời gian tập luyện, hiện tại mỗi lớp có một đội cồng chiêng. Chính các em là những nhân tố quan trọng để bảo tồn văn hóa. Ở trường, ngoài được học kiến thức khoa học, bảo tồn văn hóa, nhất là cồng chiêng được xem là nội dung quan trọng để các em góp phần giữ gìn gia sản của cha ông.

Những ngày cuối tuần, tiếng chiêng lại ngân lên trong sân trường. Những học sinh nơi đây diễn tấu cồng chiêng không khác gì những nghệ nhân ở làng. Ở trường này, cồng chiêng là được xem là môn học học ngoại khóa. Hàng năm, tỉnh Quảng Nam tổ chức lễ hội cồng chiêng, các đội chiêng trẻ này luôn nhận được sự quan tâm rất đặc biệt của chính quyền địa phương.

Trước đây, tỉnh Quảng Nam rất lo lắng khi văn hóa cồng chiêng bị mai một, những bài chiêng cổ bị thất truyền. Bằng các giải pháp thiết thực nhưng không quá tốn kém như thế này, những cộng đồng dân cư nơi vùng núi cao Quảng Nam đã bảo tồn được văn hóa cồng chiêng. Sự trao truyền, tiếp nối giữa các thế hệ là cách tốt nhất để để tiếng chiêng cứ mãi ngân vang trong những ngày lễ hội của cộng đồng làng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước