Tháng 11, khi mùa khô bắt đầu cũng là lúc các đối tượng săn trộm hoạt động mạnh tại khu vực Vườn Quốc gia Cát Bà. Đây là thời điểm các con thú thường xuyên đi kiếm ăn để tích trữ mỡ cho mùa đông. Tận dụng cơ hội này, đủ mọi loại bẫy được giăng ra trên khắp các dãy núi đá vôi nhằm tàn sát các con thú hoang cuối cùng còn sót lại.
Các loại bẫy nhỏ như bẫy thòng lọng, bẫy kẹp thường xuyên được các đối tượng sử dụng để săn các loại thú nhỏ như chồn, sóc… Tuy nhiên, cũng có những loại bẫy lớn hơn có thể gây sát thương nghiêm trọng cho các loài linh trưởng như khỉ, vooc, thậm chí cả con người.
Các loại bẫy thú trong được phát hiện trong Vườn Quốc gia Cát Bà.
Không chỉ có thú hoang trong rừng, đủ loại chim di cư khi bay qua Vườn Quốc gia Cát Bà cũng bị tàn sát tận diệt bởi các loại bẫy lưới giăng ra khắp nơi. Từ giẽ giun, vịt trời le le… đều bị thiêu sống rồi trở thành một món đặc sản cho các thực khách
Vườn Quốc gia Cát Bà là một trong những khu dự trữ sinh quyển quan trọng nhất thế giới. Với diện tích hơn 17.000 ha, Vườn Quốc gia Cát Bà có tới 343 loài động vật khác nhau, trong đó có những loài động vật đặc hữu, cả thế giới chỉ còn vài chục cá thể như Voọc Cát Bà. Tuy nhiên trước tình trạng săn bắt tận diệt, không chỉ voọc mà một số loài động vật khác như sơn dương từ lâu đã rất khó có thể quan sát thấy trên quần đảo này.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!