Tỉnh Bình Dương đang thực hiện Đề án Chuyển đổi công năng, di dời nhà máy sản xuất công nghiệp ở phía Nam vào các cụm, khu công nghiệp ở phía Bắc. Đây là đề án lớn đang nhận được sự quan tâm của doanh nghiệp và người lao động.
Hàng ngàn nhà máy sẽ phải di dời, hàng chục khu công nghiệp không còn phù hợp trong giai đoạn mới sẽ được chuyển đổi mục đích sử dụng. Bình Dương đang tính toán phương án để đảm bảo hài hòa quyền lợi của các bên trong công tác này.
Khu công nghiệp Bình Đường có diện tích 16,5 héc ta sẽ là khu công nghiệp đầu tiên chuyển đổi thành khu dịch vụ và thương mại. Vì vậy Nhà máy may mặc này nằm trong khu công nghiệp với 2000 công nhân cũng phải chuyển đi nơi khác.
Việc di dời, chuyển đổi công năng 2.900 nhà máy ở Bình Dương không còn phù hợp.
Theo Hiệp hội dệt may da giày tỉnh Bình Dương, ngành này lo ngại nhất là biến động lao động cho biết: "Hai ngành này thâm dụng rất nhiều lao động, nếu di dời thì khó ổn định sản xuất và nhận đơn hàng lớn". - Bà Trương Thị Thúy Liên, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Da giày tỉnh Bình Dương.
Hiệp hội Gốm sứ tỉnh cũng băn khoăn, ngành nghề này đã chuyển đổi xanh để thích ứng sản xuất trong đô thị, việc di dời sẽ khó lôi kéo được nghệ nhân gốm sứ vốn đã định cư ổn định nơi hiện hữu. Nên chăng không nên áp dụng máy móc với đề án di dời.
Trong cuộc làm việc với các Hiệp hội, ngành nghề, Lãnh đạo Sở Công thương - đơn vị chủ trì đề án di dời Nhà máy, khu công nghiệp cho biết các doanh nghiệp không đạt 3 tiêu chí gồm: quy hoạch, môi trường, phòng cháy và chữa cháy sẽ phải di dời. Nhưng dù vậy Đề án đã xác định rõ mục tiêu: Đảm bảo sự đồng thuận, phục vụ hài hòa lợi ích theo thứ tự ưu tiên: người lao động, doanh nghiệp, nhà nước và đúng quy định của pháp luật hiện hành.
Theo Ông Nguyễn Thanh Toàn, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bình Dương: "Chúng tôi đã tính rất cẩn thận kỹ lưỡng để làm sao hài hòa lợi ích lao động, doanh nghiệp, nhà nước, có như vậy thì chuyển dịch theo qui hoạch mới thành công".
Tỉnh Bình Dương đã quy hoạch 33 khu công nghiệp cụm công nghiệp để phục vụ cho việc di dời. Các khu công nghiệp và cụm công nghiệp này sẽ được phát triển kèm theo hạ tầng xã hội đầy đủ. Lãnh đạo Sở Công thương cũng khẳng định, hệ thống giao thông đã và đang đầu tư đầy đủ, đảm bảo khi di chuyển nhà máy tới bất cứ đâu, thì vận chuyện hàng hóa tới cảng không quá 1 tiếng đồng hồ.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!