Bộ Y tế yêu cầu quyết liệt phòng chống dịch truyền nhiễm

PV (t/h)-Thứ bảy, ngày 21/05/2022 06:40 GMT+7

Dịch bệnh sốt xuất huyết và tay chân miệng tăng cao (Ảnh: TTXVN)

VTV.vn - Dịch COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát tuy nhiên một số địa phương lại ghi nhận sự gia tăng cục bộ các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng...

Ghi nhận sự gia tăng cục bộ tại một số địa phương các bệnh như sốt xuất huyết, tay chân miệng và một số bệnh truyền nhiễm khác, Bộ Y tế đã có công điện gửi Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố về việc tăng cường công tác phòng chống dịch bệnh năm 2022.

Theo Bộ Y tế, hiện nay, dịch COVID-19 cơ bản đã được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc, tuy nhiên đã ghi nhận sự gia tăng cục bộ tại một số địa phương các bệnh lưu hành như sốt xuất huyết, tay chân miệng và một số bệnh truyền nhiễm khác.

Trong thời gian tới, thời tiết khí hậu nóng ẩm cùng với việc giao lưu đi lại,... là những điều kiện thuận lợi cho dịch bệnh tiếp tục gia tăng, bùng phát, đặc biệt là các bệnh như: sốt xuất huyết, tay chân miệng, tiêu chảy do virus Rota, lỵ, thương hàn, viêm não do virus, viêm não do não mô cầu, viêm não Nhật Bản, bạch hầu, ho gà,... và có thể bùng phát dịch bệnh.

Để chủ động phòng, chống, hạn chế thấp nhất số trường hợp mắc và tử vong, không để dịch bùng phát, lan rộng; Bộ Y tế điện và đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố chỉ đạo quyết liệt, tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch bệnh.

Bộ Y tế chỉ đạo đẩy mạnh các chiến dịch vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, diệt muỗi, diệt lăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn nguy cơ cao. Giám sát chặt chẽ, xử lý ổ dịch kịp thời, cấp cứu điều trị người mắc bệnh theo hướng dẫn. Đối với các bệnh dịch có vaccine phòng bệnh như sởi, rubella, bạch hầu, ho gà,... chỉ đạo tiêm chủng thường xuyên và đầy đủ.

* Trước tình hình số ca nhập viện do sốt xuất huyết tại nhiều tỉnh thành trên cả nước đang tăng và chưa có dấu hiệu dừng lại, các chuyên gia dự đoán, năm nay, sốt xuất huyết có nguy cơ bùng phát thành dịch theo chu kỳ. Đỉnh dịch rơi vào khoảng tháng 6-7. Riêng tại TP Hồ Chí Minh đã có hơn 7.000 ca mắc sốt xuất huyết. Trong đó, số ca nặng tăng gấp 5 lần so với thời điểm cùng kỳ.

Theo thống kê của WHO, tới ngày 27/4 cả nước có hơn 18.000 ca sốt xuất huyết và 11 trường hợp tử vong. Theo các chuyên gia, cứ 4-5 năm thì sốt xuất huyết lại bùng phát 1 lần. Đợt dịch sốt xuất huyết lớn nhất tại TP Hồ Chí Minh gần đây là vào năm 2019 và có tới 65.000 ca nhiễm. Theo chu kỳ thì năm 2022 sốt xuất huyết có thể lại gây ra trận dịch lớn.

Khi trẻ có biểu hiện sốt cao liên tục từ 2 đến 3 ngày, phụ huynh nên đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và xem xét chỉ định xét nghiệm chẩn đoán sốt xuất huyết Dengue sớm nhất.

Bệnh sốt xuất huyết vẫn có thể chăm sóc theo dõi tại nhà, tuy nhiên, ngay khi trẻ xuất hiện các triệu chứng sau cần cho trẻ nhập viện theo dõi và điều trị để tránh các biến chứng nặng:

Li bì hoặc vật vã kích thích

Chân tay lạnh và ẩm ướt

Đau bụng nhiều

Nôn ói liên tục

Xuất huyết niêm mạc nhiều

Nôn ra máu hoặc tiêu phân đen

Nước tiểu có máu

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước