BS. Trương Hữu Khanh, Phó Chủ tịch Hội truyền nhiễm TP.HCM khẳng định: "Việc liên tục xét nghiệm COVID-19 là điều không cần thiết.
Với F1 mới tiếp xúc với F0 chưa cần xét nghiệm ngay, chỉ nên xét nghiệm ở ngày thứ 3 hoặc khi có triệu chứng.
Với F0 theo dõi tại nhà không nên test nhiều chỉ cần test lại sau 7 ngày vì nồng độ virus chỉ thay đổi ở ngày thứ 7.
Cách tự xét nghiệm nhanh COVID-19 tại nhà gồm các bước sau:
- Tư thế ngồi lấy mẫu: Đầu nghiêng về phía sau 1 góc 70 độ, đưa que lấy mẫu qua lỗ mũi, đẩy sâu vào tỵ hầu, đến khi thấy có vật cản thì dừng lại. Xoay que 3 lần và giữ yên 5 đến 10 giây, nhẹ nhàng xoay và rút que ra khỏi mũi.
Minh họa cách lấy mẫu dịch tỵ hầu. Ảnh: USA today
- Nhúng đầu que lấy mẫu và ống chiết.
- Xoay và miết đầu que vào thành và đáy ống 10 lần.
- Để đầu que ngâm trong dung dịch 1 phút.
- Bóp 2 thành ống ép vào đầu que.
- Từ từ xoay que và ép đầu que khi rút để thu được càng nhiều dịch càng tốt.
- Đậy chặt ống bằng nắp nhỏ giọt.
- Lắc mạnh ống theo chiều ngang 10 lần để trộn đều mẫu.
- Nhỏ 3 giọt, tương đương với 10 microlit mẫu chiết từ ống vào ô nhận mẫu của khay thử và bắt đầu đếm thời gian.
Kết quả test nhanh âm tính (bên trái) và dương tính (bên phải). Ảnh: National Post
- Đọc kết quả sau 15 phút.
+ Âm tính: Chỉ xuất hiện vạch chứng C
Kết quả cho thấy không có kháng nguyên SARS-CoV2 hoặc nồng độ dưới mức phát hiện
+ Dương tính: Xuất hiện vạch chứng C và vạch kết quả T
Kết quả cho thấy mẫu bệnh phẩm có kháng nguyên SARS-CoV2
Nếu dương tính: Cần giữ bình tĩnh, báo ngay cho tổ y tế cộng đồng, y tế địa phương, cách ly, xử lý kịp thời. Không chủ quan nếu có kết quả test nhanh âm tính.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!