Cách làm sáng tạo xây dựng tài nguyên số

Hà Bình, Trọng Đức, Triệu Huấn, Minh Thắng-Thứ tư, ngày 31/05/2023 20:35 GMT+7

VTV.vn - Đến từng nhà, rà từng người để làm CCCD gắn chip và định danh điện tử; nhập dữ liệu hộ tịch là 2 cách làm hiệu quả được áp dụng tại Hà Nam và Thái Nguyên.

Sau gần 1 năm rưỡi triển khai Đề án 06 về phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia, đến nay, đã có hơn 29 triệu tài khoản định danh điện tử được phê duyệt. 81 triệu thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử đã được cấp. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng từ năm 2020 đã kết nối với 17 bộ, ngành, doanh nghiệp và tất cả các tỉnh, thành.

Kết quả này có được là nhờ nỗ lực của các cấp chính quyền đến từng nhà, rà từng người để làm căn cước công dân gắn chip và định danh điện tử. Với cách làm này Việt Nam đã đi rất nhanh trong xây dựng kho tài nguyên quốc gia vô cùng đắt giá, tạo nền tảng xây dựng Chính phủ điện tử, nền kinh tế số, xã hội số.

Cách làm sáng tạo xây dựng tài nguyên số - Ảnh 1.

Hà Nam là một trong số các địa phương thí điểm Đề án 06. Tại UBND phường Lê Hồng Phong, thành phố Phủ Lý, dịch vụ công đều đã trực tuyến, có thể làm ở nhà. Nhưng do chưa quen nên hầu hết người dân ở phường đều ra phường để được hướng dẫn trực tiếp. Nhờ được cán bộ hướng dẫn tỉ mỉ, mọi thứ đã được giải quyết nhanh chóng.

Tại Hà Nam, hiện trên 99% người dân đã hoàn thành căn cước công dân gắn chip, đạt tỷ lệ cao nhất cả nước. Tỉnh này áp dụng giải pháp đến tận nhà làm CCCD. 11 đoàn công tác cũng được thành lập, tỏa đi khắp các địa phương trên toàn quốc để làm căn cước công dân cho công dân Hà Nam ở các địa phương.

Mới đây nhất, Hà Nam là địa phương đầu tiên của cả nước triển khai thí điểm quét Căn cước công dân tại khu du lịch. Qua hơn 1 tháng, gần 10.000 dữ liệu của khách tham quan được quản lý.

Cách làm sáng tạo xây dựng tài nguyên số - Ảnh 2.

Tại Thái Nguyên, nhập dữ liệu hộ tịch được coi là kết quả nổi bật khi triển khai Đề án 06. Từ 23/7/2022, bắt đầu triển khai thí điểm nhập dữ liệu hộ tịch, hàng nghìn dữ liệu được nhập mỗi ngày, với dữ liệu được Trưởng Công an cấp xã đối chiếu và phê duyệt. Kết quả thực hiện nhập dữ liệu Hộ tịch toàn tỉnh tính đến ngày 13/9/2022 là hơn 1,1 triệu trường hợp, đạt tỷ lệ 100%

Còn tại Thái Nguyên, với những nỗ lực thực hiện, địa phương này đã đứng thứ 2 toàn quốc về chỉ số đánh giá sự hài lòng của người dân khi thực hiện các thủ tục hành chính công.

Đến nay, tỉnh đã hoàn thành 22/25 dịch vụ công thiết yếu; tiếp nhận và trả đúng quy định gần 60.000 hồ sơ trên Cổng dịch vụ công; cấp trên 1.000.000 căn cước công dân gắn chip (đạt tỷ lệ 97%) và cấp được hơn 82.000 tài khoản định danh điện tử cho công dân; 100% cơ sở khám chữa bệnh đã tiếp nhận khám chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân... Qua đó, người dân được sử dụng và thụ hưởng những tiện ích từ dịch vụ công trực tuyến, tiết kiệm thời gian, chi phí khi thực hiện các thủ tục hành chính.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước