Cẩn trọng tình trạng tổn thương đường hô hấp ở trẻ tiến triển sau khi mắc COVID-19

Quỳnh Anh, Lê Hải-Chủ nhật, ngày 22/05/2022 14:33 GMT+7

VTV.vn - Khi đã âm tính với COVID-19, trẻ tới khám tại các bệnh viện với những triệu chứng đường hô hấp nhiều hơn.

Một số bệnh viện đang liên tiếp ghi nhận các trường hợp trẻ nhập viện trong tình trạng nôn trớ, đau bụng. Theo các bác sỹ, có 2 nhóm thường gặp, thứ nhất đơn thuần là trẻ có vấn đề về đường tiêu hoá. Nhưng nhóm thứ 2 đáng lưu ý hơn. Đó là mặc dù có biểu hiện nôn trớ, tuy nhiên sau khi thăm khám, các bác sỹ phát hiện bệnh chính của trẻ lại nằm ở đường hô hấp. Thêm nữa, qua khai thác tiền sử, hầu hết những trẻ này đều từng bị mắc COVID-19 trước đó.

Cẩn trọng tình trạng tổn thương đường hô hấp ở trẻ tiến triển sau khi mắc COVID-19 - Ảnh 1.

Các bác sỹ thăm khám cho bệnh nhi

Khoa Nội Nhi Tổng hợp, Bệnh viện E, trong tuần vừa qua tiếp nhận phần lớn các bệnh nhi nhập viện vì nôn trớ. Qua theo dõi, các bác sỹ nhận thấy, hầu hết các ca tới khám, lúc bị mắc COVID-19, những biểu hiện về đường hô hấp khá nhẹ nhàng. Nhưng sau đó, khi đã âm tính với COVID-19, trẻ tới khám với những triệu chứng đường hô hấp nhiều hơn.

Có một thực tế đáng lo ngại là vẫn còn không ít gia đình khi thấy con bị bệnh, vẫn thường tự ý mua kháng sinh về điều trị, tiềm ẩn nguy cơ kháng thuốc khiến việc điều trị càng thêm khó khăn, lâu dài và tốn kém. Với những trẻ từng mắc COVID-19, các bác sỹ đặc biệt khuyến cáo những hệ lụy chưa lường trước hết được khi cha mẹ tự ý cho con uống kháng sinh. Thay vào đó, khi thấy trẻ có những biểu hiện ho kéo dài, khó thở, sốt, cha mẹ cần đưa con đến các cơ sở y tế sớm để được khám và điều trị kịp thời. Bởi nhiều trẻ không chỉ bị viêm phế quản thông thường, mà còn kèm theo bị co thắt, mệt mỏi, thiếu oxy, rất có thể dẫn đến những biến chứng vô cùng nguy hiểm khác.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước