Căng thẳng tình trạng lao động mất việc làm

Ban Thời sự-Thứ tư, ngày 07/06/2023 07:02 GMT+7

VTV.vn - Thất nghiệp và việc làm - một trong những vấn đề làm nóng nghị trường ngay trong ngày đầu tiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.

Sáng 6/6, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV đã khai mạc. Nhóm vấn đề thứ nhất được chất vấn thuộc lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung chịu trách nhiệm trả lời chính với nhóm nội dung này. 

Ngay từ những phút đầu của phiên họp, đã có gần 100 đại biểu bấm nút đăng ký chất vấn, cho thấy sự quan tâm của các đại biểu quốc hội đối với lĩnh vực này. Một trong những vấn đề nhận được nhiều lượt chất vấn đó là thực trạng việc làm của người lao động và giải pháp tháo gỡ khó khăn thị trường lao động.

Căng thẳng tình trạng lao động mất việc làm - Ảnh 1.
Căng thẳng tình trạng lao động mất việc làm - Ảnh 2.

Thực trạng lao động - việc làm nóng lên trong phiên chất vấn của Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa 15. Trong ảnh: Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào Ngọc Dung trả lời chất vấn.

Theo Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tính đến cuối tháng 5, tổng số lao động mất việc làm, giãn việc, thiếu việc vào khoảng 506 nghìn người, trong đó 270 nghìn người mất việc. Tình trạng mất việc, giãn việc rơi vào lao động nữ là phần nhiều và 3 triệu người chuyển về địa phương thời gian qua chủ yếu là người mẹ mang theo con.

Một nghiên cứu mới công bố của đơn vị nghiên cứu thị trường lao động Navigos Group cũng cho thấy: Nhu cầu tuyển dụng nhân sự của nhiều nhóm ngành nghề trong những tháng đầu năm 2023 giảm sút từ 18 - 43% so với giai đoạn trước dịch COVID-19.

10 nhóm ngành nghề đang sụt giảm nhu cầu tuyển dụng nhân sự rất mạnh, bao gồm: Du lịch, nhà hàng và khách sạn; Dệt may và da giày; Xây dựng và bất động sản; Thu mua, vật tư và cung vận; Công nghệ thông tin; Xuất nhập khẩu; Vận tải và logistics; Pháp lý và hành chính; Marketing; Bán hàng và chăm sóc khách hàng. Số lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất thôi việc, mất việc nhiều nhất (49% số lao động nộp hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp là từ các khu công nghiệp, khu chế xuất).

Theo Tổng cục Thống kê, mặc dù thị trường lao động quý 2 tiếp tục duy trì đà phục hồi khi số người lao động có việc làm tăng song nhiều doanh nghiệp ở một số ngành thâm dụng lao động như dệt may - da giày, điện - điện tử…vẫn buộc phải cắt giảm lao động do thiếu đơn hàng.

Thiếu việc làm, giãn việc, nghỉ việc, thậm chí nhiều doanh nghiệp nợ đọng BHXH, khiến một bộ phận đời sống công nhân vô cùng khó khăn. Mất việc làm có thể được xem là một trong những rủi ro lớn nhất, bởi lẽ khi đó người lao động rất dễ bị tổn thương do mất đi nguồn thu nhập chính, mất đi cơ sở kinh tế cần thiết để ổn định cuộc sống cho bản thân và cho cả những người phụ thuộc vào họ, như trẻ em hay người già không còn sức lao động. Phải chia sẻ hỗ trợ họ như thế nào? giải pháp thời điểm này là gì? Vai trò của địa phương đối với những người trở về trong ngắn hạn?

Căng thẳng tình trạng lao động mất việc làm - Ảnh 3.

Cùng trao đổi về vấn đề này với ông Lê Quang Trung, nguyên Phó Cục trưởng phụ trách Cục Việc làm, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước