Theo đó, các xe thu phí sẽ được phân loại theo 5 nhóm cụ thể: Nhóm 1 là xe dưới 12 ghế ngồi, xe tải có tải trọng dưới 2 tấn và các loại xe buýt vận tải khách công cộng; nhóm 2 là xe từ 12 ghế ngồi đến 30 ghế ngồi, xe tải có tải trọng từ 2 tấn đến dưới 4 tấn; nhóm 3 là xe từ 31 ghế ngồi trở lên, xe tải có tải trọng từ 4 tấn đến dưới 10 tấn; nhóm 4 là xe tải có tải trọng từ 10 tấn đến dưới 18 tấn, xe chở hàng bằng container 20 fit; nhóm 5 là xe tải có tải trọng từ 18 tấn trở lên, xe chở hàng bằng container 40 fit. Mỗi nhóm xe có mức giá thu khác nhau và tùy theo chặng đường lưu thông; cụ thể giá thấp nhất 24.000 đồng và giá cao nhất là gần 500.000 đồng.
Tuyến cao tốc này sẽ áp dụng hệ thống thu phí không dừng (VETC). Trên tuyến cao tốc này sẽ được bố trí 4 trạm thu phí gồm: 1 trạm thu phí Du Long tại nút giao Du Long, đoạn Km70+194; 2 trạm thu phí Phan Rang tại nút giao Phan Rang, đoạn Km92+815 và 1 trạm thu phí trên tuyến chính, đoạn Km133+770. Theo ghi nhận, sau gần 1 tháng đưa vào hoạt động, đã có hơn 280.000 lượt xe lưu thông miễn phí.
Các phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc – Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020, đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo có tổng mức đầu tư 8.925 tỷ đồng, chiều dài 78,5km, đi qua 3 tỉnh Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
Trên tuyến có hầm Núi Vung dài 2,2km, quy mô 3 làn xe, bề rộng hầm 14m, giai đoạn 1 sử dụng ống hầm phải, lưu thông 2 chiều. Liên danh nhà đầu tư là Công ty cổ phần Tập đoàn Đèo Cả, Công ty cổ phần Xây dựng Đèo Cả và Công ty cổ phần Tổng công ty Đầu tư xây dựng 194. Doanh nghiệp dự án là Công ty cổ phần Cao tốc Cam Lâm - Vĩnh Hảo.
Trước đó, dự án đã được Hội đồng Kiểm tra Nhà nước nghiệm thu và thống nhất chấp thuận đưa dự án thành phần đoạn Cam Lâm - Vĩnh Hảo vào khai thác. Đây là dự án đầu tiên nhận được thông báo chấp thuận của Hội đồng Kiểm tra Nhà nước trong số các dự án PPP cao tốc B
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!