Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột: Kết nối chiến lược rừng và biển

Duy Hoà - Thành Nhân-Thứ ba, ngày 28/01/2025 06:00 GMT+7

VTV.vn - Sau gần hai năm thi công, cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột đã dần thành hình, hứa hẹn mang đến bước chuyển mình lớn cho kinh tế và du lịch vùng.

Những ngày cuối năm, trên công trường cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột, không khí làm việc vẫn hối hả. Tuyến đường dài 117 km nối liền Khánh Hòa và Đắk Lắk được kỳ vọng sẽ trở thành "cầu nối" chiến lược giữa Tây Nguyên với duyên hải Nam Trung Bộ.

Tuyến cao tốc bắt đầu từ thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) và kết thúc tại huyện Krông Pắk (Đắk Lắk). Với thiết kế hiện đại, giai đoạn đầu gồm 4 làn xe, tốc độ tối đa 90 km/h. Khi hoàn thiện, tuyến đường sẽ đạt quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh, vận tốc 100 km/h.

Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột: Kết nối chiến lược rừng và biển - Ảnh 1.

Thủ tướng Phạm Minh Chính thị sát dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1 - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Dự án được chia thành 3 thành phần, do UBND Khánh Hòa, UBND Đắk Lắk và Bộ Giao thông Vận tải phụ trách. Đặc biệt, hầm Phượng Hoàng và nhiều cầu đặc biệt đang được đẩy nhanh tiến độ, hứa hẹn hoàn thành vào năm 2026.

Trong đó, dự án cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột giai đoạn 1, thành phần 2 là gói thầu số 02 do Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tư. Đây là tuyến giao thông chiến lược kết nối Nam Trung Bộ với Tây Nguyên, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội khu vực. Gói thầu do liên danh nhà thầu Đèo Cả đứng đầu thực hiện, tổng chiều dài 11km, bao gồm hầm Phượng Hoàng dài 1,7km - hạng mục quan trọng của dự án, cùng với 10 cầu và 5,6km đường. Tổng giá trị gói thầu là 3.083 tỷ đồng. 

Những ngày cuối năm Giáp Thìn, các kỹ sư, công nhân của nhà thầu đang ngày đêm khẩn trương triển khai các mũi thi công, khoan núi mở hầm Phượng Hoàng, khơi đường cho cao tốc kết nối “rừng - biển”.

Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột: Kết nối chiến lược rừng và biển - Ảnh 2.

Hầm Phượng Hoàng nằm ở vị trí địa hình phức tạp nhất với nhiều đồi núi cao, vực sâu khiến việc thi công gặp nhiều khó khăn nhưng đơn vị nhà thầu vẫn cố gắng khắc phục khó khăn để triển khai thi công.

Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột: Kết nối chiến lược rừng và biển - Ảnh 3.

Việc triển khai thi công khoan hầm đòi hỏi cần phải có kĩ thuật cao và máy móc hiện đại.

Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột: Kết nối chiến lược rừng và biển - Ảnh 4.

Đáp ứng tiến độ đã cam kết, Liên danh nhà thầu huy động gần 400 nhân sự, gần 100 đầu máy thiết bị, tổ chức triển khai đồng loạt 14 mũi thi công, bao gồm: 8 mũi thi công hầm, 6 mũi thi công cầu. Kế hoạch sản lượng năm 2024 cơ bản đáp ứng đúng tiến độ đề ra, hướng đến mục tiêu thông hầm vào cuối năm 2025.

Cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột: Kết nối chiến lược rừng và biển - Ảnh 5.

Bữa trưa của kíp công nhân khoan hầm. Các suất ăn được vận chuyển từ bếp của Ban điều hành đến tận bên trong hầm.

Theo UBND Đắk Lắk, cao tốc không chỉ rút ngắn thời gian di chuyển mà còn góp phần thúc đẩy kinh tế và khai thác tiềm năng du lịch sinh thái Tây Nguyên.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước