Cấp thiết đầu tư hệ thống thủy lợi

Thanh Chương, Tuấn Khôi-Thứ bảy, ngày 28/01/2023 06:23 GMT+7

VTV.vn - Nuôi trồng thủy sản vẫn dùng chung hệ thống phục vụ đa ngành, đa mục tiêu nên không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, dễ ô nhiễm và khó xử lý, nhất là ở vùng nuôi lớn.

Triều cường hay xâm nhập mặn ngày càng có những diễn biến phức tạp chính là những biểu hiện của biến đổi khí hậu ở khu vực ĐBSCL. Sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu là điều mà các địa phương vẫn tích cực triển khai.

Trong đó, nuôi trồng thủy sản nước lợ được xem là hướng đi như vậy. Sự chuyển đổi này đang mang lại hiệu quả. Thế nhưng hệ thống thủy lợi yếu kém, chưa đáp ứng yêu cầu đang là điểm nghẽn lớn.

Lấy nước trực tiếp từ kênh xả thải vào ao là tình cảnh chung của nhiều hộ nuôi tôm ở khu vực này. Môi trường nuôi chưa tốt như vậy nên chi phí xử lý, phòng trị bệnh càng tăng, đặc biệt rủi ro luôn rình rập.

Hàng trăm cống thủy lợi đang được khẩn trương thi công và hoàn thiện nhưng các công trình này được đầu tư theo hướng phục vụ đa ngành, đa mục tiêu. Nuôi trồng thủy sản vẫn dùng chung hệ thống nên không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, dễ ô nhiễm và khó xử lý, nhất là ở vùng nuôi lớn.

Vùng ven biển đang chuyển mạnh sang nuôi trồng thủy sản. Giá trị mang lại của ngành ngày càng tăng, riêng con tôm đạt hơn 4,3 tỷ USD trong năm 2022. Dư địa phát triển còn khá lớn. Vấn đề là tập trung đầu tư cho hệ thống thủy lợi phục vụ cho các vùng nuôi để tránh rủi ro, thiệt hại nghiêm trọng như thời gian vừa qua.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước