Thời gian gần đây liên tiếp xảy những vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng. Nguyên nhân ban đầu đều được xác định do lỗi chủ quan của lái xe. Không ít trường hợp, lái xe đã tắt thiết bị giám sát hành trình.
Gần đây nhất là vụ tai nạn giao thông đường bộ đặc biệt nghiêm trọng khiến 5 người thiệt mạng và 10 người bị thương xảy ra vào rạng sáng ngày 31/10, trên Quốc lộ 1A, thuộc địa phận xã Hòa Lạc, huyện Hữu Lũng, Lạng Sơn. Lái xe khách đã bị cơ quan công an khởi tố với tội danh "Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ". Tuy nhiên, điều đáng nói là 19 tiếng trước thời điểm xảy ra tai nạn, thiết bị giám sát hành trình trên xe đã bị ngắt kết nối.
Trước đó, vào rạng sáng ngày 30/9, một vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khác liên quan đến xe khách cũng đã xảy ra trên QL20 khiến 4 người thiệt mạng và 5 người bị thương. Xe khách này không chỉ vi phạm tốc độ khi xảy ra tai nạn mà đã nhiều lần vi phạm lỗi này. Đặc biệt, lái xe đã bị thu giữ bằng lái vì lỗi vi phạm chạy quá tốc độ.
Hệ thống giám sát hành trình phát hiện có những xe hợp đồng chở khách vi phạm tốc độ hơn 2.000 lần chỉ trong một tháng. Điều này đặt ra câu hỏi công tác quản lý hoạt động vận tải thông qua thiết bị giám sát hành trình đang được thực hiện ra sao? Trách nhiệm của các doanh nghiệp các cơ quan quản lý như thế nào?
Để bàn luận nhiều hơn về vấn đề này, phóng viên VTV đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Công Hùng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!