Cuối tuần, chiêm ngưỡng nhật thực hình khuyên cực đẹp đầu tiên sau 11 năm ở cả ba miền

H.T-Thứ năm, ngày 18/06/2020 07:44 GMT+7

VTV.vn - Người dân Việt Nam sẽ được chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn hiếm gặp mang tên nhật thực hình khuyên với độ che phủ lớn vào ngày 21/6 tới.

Vào ngày 21/6 tới, thế giới sẽ được chứng kiến hiện tượng nhật thực hình khuyên đầu tiên của thập kỷ này.

Nhật thực chỉ xảy đến khi Mặt trời bị Mặt trăng che khuất một phần hoặc là hoàn toàn. Lúc này, Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất sẽ nằm trên một đường thẳng hoặc gần thẳng hàng nhau.

Trong các loại nhật thực thì nhật thực hình khuyên được coi là đáng chú ý hơn cả vì chu kì của nó lặp lại mất thời gian khá lâu. Nhiều nhà nghiên cứu thiên văn nhận định, nhật thực hình khuyên xuất hiện hiếm hoi chỉ khi nào Mặt trăng ở quanh viễn điểm quỹ đạo.

Cuối tuần, chiêm ngưỡng nhật thực hình khuyên cực đẹp đầu tiên sau 11 năm ở cả ba miền - Ảnh 1.

Diễn biến của hiện tượng Nhật thực hình khuyên

Khi đó, đĩa Mặt trăng sẽ bao trọn phần trung tâm của đĩa Mặt trời, chỉ để hở ra phần rìa bên ngoài của Mặt trời, hình dạng của nó tựa như một chiếc khuyên. Lúc này, vị trí của Mặt trăng cách Trái Đất quá xa nên vệ tinh này không thể che khất toàn bộ Mặt trời.

Hiện tượng nhật thực dự kiến bắt đầu vào khoảng 13h ngày 21/6 theo giờ Việt Nam (thời điểm Mặt trăng mới chạm vào rìa Mặt trời) hướng 281 độ – cao độ 71.9 độ. Hiện tượng đạt cực đại (Mặt trăng nằm về trung tâm của Mặt trời, độ che phủ lớn nhất đạt 71%) vào lúc 14 giờ 55 phút, hướng 281 độ – cao độ 49.1 độ. Nhật thực kết thúc vào lúc 16 giờ 18 phút (Mặt trăng đã rời khỏi rìa Mặt trời) hướng 285 độ – cao độ 30.4 độ.

Khác với lần nhật thực trước đó (26/12/2019), người yêu thiên văn ở Việt Nam có cơ hội chiêm ngưỡng Nhật thực vành khuyên với độ che phủ lớn nhất. Cụ thể 79% ở Hà Giang, 77% ở Hà Nội, 65% ở Đà Nẵng, 48% nhìn thấy ở TP.HCM và 27% ở cực Nam mũi Cà Mau.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước