Với người Huế, tiếng chuông của quốc tự Thiên Mụ có ý nghĩa đặc biệt. Tọa lạc trên đỉnh Hà Khê, tiếng khai chuông của ngôi cổ tự trấn quốc này là sự báo hiệu của cuộc hành hương về nguồn của người Huế đó là đi viếng lễ chùa. Phật giáo đã đi sâu vào đời sống sinh hoạt các gia đình ở Huế, triết lý đạo Phật dường như đã thấm sâu, thành nếp sống, nếp nghĩ, đạo đức, nên người Huế gần như đã sống theo phương châm của Phật giáo thuần thành là lễ Phật, và cầu mong sự an lành không chỉ cho gia đình mà còn cầu mong cho tất cả mọi người và quê hương, đất nước.
Nét văn hóa độc đáo của lễ chùa đầu năm của người Huế là họ gần như không cầu tài lộc mà chỉ cầu mong tâm an, thanh tịnh và thanh bình. Đây là nết văn hóa ra đời những năm 1930-1940 gắn liền với phong trào chấn hưng Phật giáo và Hội An Nam Phật học để rồi duy trì đến tận bây giờ. Cửa chùa rộng mở, đạo và đời hòa hợp rất sinh động, nên cảnh thầy chùa sinh hoạt và mừng tuổi phật tử đã trở thành thân thuộc ở vùng đất được xem là một trong những trung tâm Phật giáo lớn nhất đất nước.
Đi chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Đối với người Huế, trong 3 ngày Tết, mọi người đến cửa chùa đất Phật giữ tâm thanh tịnh, hướng thiện và chánh tín nhân quả, gạt bỏ những phiền muộn, âu lo trong cuộc mưu sinh của năm cũ để đón nhận sự thanh thản, hạnh phúc trong năm mới.
Người Việt tại Mỹ đi lễ chùa cầu an đầu năm VTV.vn - Với những người Việt xa quê, đi lễ chùa là hoạt động không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền. Với họ, tìm đến những ngôi chùa là tìm về chốn bình yên, về với cội nguồn.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!