Điểm tuần: Động lực của tự nguyện

VTV Digital-Thứ bảy, ngày 15/10/2022 12:46 GMT+7

VTV.vn - Cứ đến khoảng thời gian này hàng năm, câu chuyện lạm thu tại các trường học lại được nhắc tới.

Tuần qua, ông chủ của mạng xã hội Facebook đã bị "réo tên" liên tục khi đột nhiên cả trăm nghìn thậm chí cả triệu lượt theo dõi trên nhiều trang cá nhân thuộc mạng xã hội này bỗng nhiên "bay màu".

Thật may vì sự cố này sau đó đã được khắc phục. Nguyên nhân thì được rỉ tai nhau rằng: Chẳng có cuộc thanh lọc tài khoản ảo nào đâu, chỉ là lỗi hiển thị khi Facebook đang cập nhật một số tính năng mới trên nền tảng của mình mà thôi. Quả là một sự cố hú hồn với những người chuyên bán hàng online hoặc những người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội.

Điểm tuần: Động lực của tự nguyện - Ảnh 1.
Điểm tuần: Động lực của tự nguyện - Ảnh 2.

Chẳng dễ dàng gì để xây dựng được một lượng người theo dõi lớn trên không gian mạng. Tuy nhiên nếu việc tụt giảm lượng người theo dõi mà thực sự là một thuật toán thanh lọc những tài khoản ảo ít tương tác của Facebook thì cũng sẽ có rất nhiều người ủng hộ bởi việc thanh lọc ấy sẽ đưa con số những người theo dõi trong mỗi tài khoản về với giá trị thật.

Bộ lọc nào cũng cần có tiêu chí hoạt động và khi có tiêu chí phù hợp thì bộ lọc ấy sẽ được ủng hộ và ngược lại.

Một ví dụ của chiều ngược lại đó là khi lấy tiêu chí giàu nghèo làm màng lọc trong môi trường giáo dục, cụ thể là trong một cuộc họp phụ huynh chẳng hạn.

Những ngày giữa tuần qua, mạng xã hội đã xuất hiện đoạn clip ghi lại buổi họp phụ huynh ở một trường tiểu học ở quận Gò Vấp (Thành phố Hồ Chí Minh). Trong clip một người phụ nữ là phó ban đại diện phụ huynh đã có những lời xúc phạm phân biệt đối xử với những phụ huynh có hoàn cảnh khó khăn, đề nghị các phụ huynh này phải đổi lớp cho con trong năm nay.

Điểm tuần: Động lực của tự nguyện - Ảnh 3.

Buổi họp phụ huynh tại lớp 3.10, Trường Tiểu học An Hội, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh (ảnh cắt từ clip)

Được biết mâu thuẫn đến từ việc đóng góp tiền xây dựng cơ sở vật chất trong lớp khiến một số phụ huynh không kham nổi. Theo nhà trường, đây là vụ tranh cãi dân sự giữa các phụ huynh trong buổi họp đầu năm và đó là những khoản đóng góp tự nguyện không bắt buộc.

Cứ đến khoảng thời gian này hàng năm, câu chuyện lạm thu tại các trường học lại được nhắc tới. Trên mạng, người ta lại truyền tay nhau những bản thu chi. Việc này cứ lặp đi lặp lại lặp lại năm này qua năm khác, đến mức mà có những người đã ví von một cách xéo xắt: Hội phụ huynh phải đổi tên là "hội phụ thu".

Hãy nhìn thẳng vào câu chuyện này và cùng nhau phân tích. Thực tế nguồn kinh phí tại các trường học lúc này là con số thu không đủ chi. Lúc này thì chủ trương xã hội hóa sẽ phát huy vai trò.

Điều bất hợp lý có lẽ nảy sinh từ hai từ khóa "tự nguyện" trong Thông tư 55 Điều lệ ban đại diện cha mẹ học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành. Ở mục kinh phí hoạt động của thông tư nêu rõ: Kinh phí này có được từ sự ủng hộ tự nguyện của cha mẹ học sinh và không quy định mức kinh phí ủng hộ bình quân cho các cha mẹ học sinh, tức là không được cào bằng tiền đóng góp.

Vụ “phụ huynh khó khăn đừng theo lớp này”: Ý kiến về vai trò ban đại diện cha mẹ học sinh Vụ “phụ huynh khó khăn đừng theo lớp này”: Ý kiến về vai trò ban đại diện cha mẹ học sinh

VTV.vn - Vai trò của ban đại diện cha mẹ học sinh là kết nối hỗ trợ học sinh và nhà trường. Việc nói phụ huynh chọn lớp khác là chưa phù hợp.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước