Gia Lai có bệnh nhi đầu tiên mắc bạch hầu

Lan Chi (Tổng hợp)-Thứ bảy, ngày 04/07/2020 23:55 GMT+7

Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum (sát Gia Lai) đang thực hiện công tác dập dịch bạch hầu (Ảnh: Báo Tiền phong)

VTV.vn - Bệnh nhi đầu tiên mắc bạch hầu ở Gia Lai đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Gia Lai.

Gia Lai là địa phương thứ 4 ghi nhận ca mắc bạch hầu, sau Đắk Nông, Kon Tum và TP.HCM. Ca bệnh đầu tiên của tỉnh này là bệnh nhi 4 tuổi, trú ở xã Hải Yang, huyện Đăk Đoa. Bệnh nhi đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi Gia Lai.

Theo bệnh án, 6 ngày trước, bé có triệu chứng sốt, ho, đau họng, gia đình tự mua thuốc về điều trị nhưng không đỡ. Vào lúc 6h ngày 3/7, các bác sĩ tại Bệnh viện Nhi Gia Lai chẩn đoán em Vung bị viêm họng, amidan, thanh quản giả mạc, viêm phổi. Bệnh nhi được xét nghiệm nhanh và kết quả cho thấy em bị giả mạc hầu họng trực khuẩn (Gram +) dạng hình chùy và được chẩn đoán mắc bệnh bạch hầu.

Trước đó, theo thông tin từ Sở Y tế Gia Lai, bé cùng mẹ đến tỉnh Kon Tum hôm 28/6. Kon Tum hiện là địa phương ghi nhận nhiều ca mắc bạch hầu, đến nay là 22 ca. Được biết, bé đã tiêm vaccine phòng bạch hầu, ho gà, uốn ván vào ngày 5/3 nên ngành y tế Gia Lai chưa rõ bệnh nhân này có tiếp xúc với trường hợp bệnh nhân nào bị bạch hầu hay không.

Chiều 4/7, ông Mai Xuân Hải - Giám đốc Sở Y tế tỉnh Gia Lai, đã trực tiếp xuống làng Bông Hiot, xã Hải Yang - nơi phát hiện ca bệnh, để chỉ đạo việc phun dung dịch khử khuẩn môi trường, cho toàn bộ người dân trong làng uống thuốc điều trị dự phòng. Bên cạnh đó, ngành y tế tỉnh Gia Lai tiếp tục theo dõi, giám sát ca bệnh và làng Bông Hiottrong thời gian 2 tuần để đảm bảo không có sự lây lan dịch ra ngoài.

24 người trên địa bàn huyện Đắk Đoa đã được lấy mẫu xét nghiệm sau khi địa phương ghi nhận ca bệnh bạch hầu đầu tiên.

Gia Lai có bệnh nhi đầu tiên mắc bạch hầu - Ảnh 1.

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên kiểm tra việc tiêm chủng tại xã Quang Hòa, huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông. Ảnh: Bộ Y tế.

Tính đến nay, trong số các ca mắc bạch hầu, có 2 ca tử vong đều là bệnh nhi ở tỉnh Đăk Nông. Ngành y tế tỉnh đang ráo riết vào cuộc nhằm ngăn chặn, dập bệnh tại các ổ dịch của địa phương này.

Bệnh bạch hầu là bệnh nhiễm khuẩn, nhiễm độc cấp tính do vi khuẩn bạch hầu gây nên, thuộc nhóm B trong Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm; bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịch. Bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo. Biểu hiện bệnh có thể từ nhẹ đến nặng, thường có giả mạc màu trắng ở tuyến hạnh nhân, hầu họng, thanh quản, mũi, có thể xuất hiện ở da, các màng niêm mạc khác như kết mạc mắt hoặc bộ phận sinh dục, trường hợp nặng có thể gây biến chứng và tử vong.

Bệnh bạch hầu có thể dự phòng được bằng tiêm vaccine đủ liều và đúng lịch. Khi phát hiện sớm, bệnh điều trị khỏi bằng kháng sinh. Trước đây bệnh lưu hành khá phổ biến ở hầu hết các địa phương trên cả nước; từ khi vaccine phòng bạch hầu được đưa vào chương trình tiêm chủng mở rộng, bệnh đã được khống chế và chỉ ghi nhận một vài trường hợp lẻ tẻ do không được tiêm đầy đủ các mũi vaccine phòng bệnh, thường xảy ra ở các khu vực vùng sâu, vùng xa nơi có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

infobachhau-15930678025481734618491

Không chỉ trẻ nhỏ, người lớn cũng đừng quên tiêm vaccine bạch hầu Không chỉ trẻ nhỏ, người lớn cũng đừng quên tiêm vaccine bạch hầu Phát hiện thêm 3 trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu Phát hiện thêm 3 trường hợp dương tính với bệnh bạch hầu Không để dịch bạch hầu bùng phát trở lại ở huyện Đắk Glong Không để dịch bạch hầu bùng phát trở lại ở huyện Đắk Glong
     

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước