Trong cuộc phẫu thuật tách rời cặp song sinh Trúc Nhi - Diệu Nhi có sự tham gia của ê-kip gần 100 nhân viên, trong đó hơn 60 y bác sĩ điều dưỡng và nhân viên Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cùng gần 30 chuyên gia từ các bệnh viện và trung tâm lớn trên cả nước.
Trong số này, có một vị bác sĩ lặng thầm theo dõi từng thao tác của các y bác sĩ trong phòng mổ chính là GS.BS Trần Đông A, chuyên gia cao cấp, cố vấn chuyên môn BV Nhi đồng 2, Trưởng ban tham vấn của ca phẫu thuật. Ông cũng chính là trưởng ê-kip ca phẫu thuật lịch sử tách dính thành công ca song sinh Việt - Đức 32 năm trước.
32 năm trước, Giáo sư Trần Đông A đã đối mặt với tình huống phải lựa chọn khi 1 trong hai bé bại não nếu không phẫu thuật bé này tử vong. Ca phẫu thuật Việt Đức đã đi vào kỷ lục Guinness thế giới khi ca mổ đầu tiên trên thế giới mà bệnh nhân là cặp song sinh dính nhau trong đó có một bé bị bại não.
Giáo sư Trần Đông A chia sẻ: "Tôi đã phải mặc quần áo đứng như trời trồng trong thời gian cấp cứu cho cháu Việt vì kinh giật, tim đập nhanh ngay khi tiền mê 1 tiếng rưỡi. Tôi không bao giờ quên cảm giác lúc trước mổ".
Ca phẫu thuật lịch sử 32 năm trước đã vẽ nên một cuộc đời mới cho anh Nguyễn Đức. Dù phải dùng nạng mới có thể di chuyển, song ai làm được việc gì, anh làm được việc nấy như chinh phục trái bóng, chạy xe, công việc ổn định và một gia đình hạnh phúc. Trong căn nhà nhỏ, gia tài quý giá nhất của anh lúc này cô cậu song sinh kháu khỉnh - điều chưa hề có trong lịch sử y khoa thế giới
Anh Nguyễn Đức, quận 10, TP.HCM chia sẻ: "Ngoài việc bố đã cầm dao mổ cho hai anh em tôi thì chính bố cũng là người tập cho tôi có được bước đi bằng hai nạng đầu tiên để đi được với tư thế một chân".
Không chỉ dừng lại cái bóng của mình, Giáo sư Trần Đông A tiếp tục đào sâu vào lĩnh vực ghép tạng trẻ em. Nhiều ca ghép tạng thành công có bóng dáng tham gia của giáo sư.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!