Ngày 23/2, Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng chủ trì phiên họp trực tuyến với các quận, huyện, thị xã để triển khai quyết liệt hơn các biện pháp kiểm soát dịch bệnh COVID-19.
Tại cuộc họp, phó giám đốc Sở Y tế Trần Văn Chung cho biết hiện số ca COVID-19 tại Hà Nội tiếp tục tăng cao, có thời điểm ghi nhận gần 7.000 ca trong vòng 24 giờ. Ông Chung cho biết số ca COVID-19 tăng cao cơ bản nằm trong dự báo của ngành y tế. TP đã có những chỉ đạo cụ thể với từng nhiệm vụ rõ ràng, mỗi quận huyện cần có thêm các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế ở địa bàn.
Đáng chú ý, kết quả giải trình tự gene các ca bệnh ở Hà Nội hiện nay đã có 4 trường hợp ở Bệnh viện Bạch Mai nhiễm chủng Omicron.
"Điều này đã được thành phố dự báo từ trước và đã triển khai các kế hoạch ứng phó cụ thể", ông Phó chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng nói.
Kết luận phiên họp, Phó chủ tịch UBND TP Chử Xuân Dũng ghi nhận sự nỗ lực không ngừng nghỉ của lực lượng y tế và lực lượng tuyến đầu, nhất là tại cấp cơ sở. Ông Dũng yêu cầu các địa phương phải giữ thái độ bình tĩnh và tư tưởng thích ứng an toàn nhưng không chủ quan; vẫn kiên trì với quan điểm phân cấp đến các quận, huyện, thị xã và "4 tại chỗ". Bên cạnh đó, tiếp tục tập trung nâng cao năng lực cho tuyến y tế cơ sở như tập trung quản lý F0 tại nhà; không để tình trạng F0 không có thông tin; đảm bảo các túi thuốc A, B, C.
Liên quan tới dịch COVID-19, Bộ Y tế cho biết, từ 16h ngày 22/2 đến 16h ngày 23/2, Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 60.355 ca mắc mới, trong đó 17 ca nhập cảnh và 60.338 ca ghi nhận trong nước (tăng 4.467 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 42.145 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (7.419 ca), Bắc Giang (2.998 ca), Hải Dương (2.944 ca), Hòa Bình (2.595 ca), Bắc Ninh (2.505 ca), Phú Thọ (2.499 ca), Nam Định (2.203 ca), Vĩnh Phúc (2.013 ca), Quảng Ninh (1.868 ca), Hải Phòng (1.816 ca), Ninh Bình (1.739 ca), Hưng Yên (1.617 ca), Yên Bái (1.556 ca), Nghệ An (1.525 ca), Thái Nguyên (1.499 ca), Thành phố Hồ Chí Minh (1.451 ca), Lào Cai (1.406 ca), Thái Bình (1.385 ca), Lạng Sơn (1.322 ca), Khánh Hòa (1.296 ca), Tuyên Quang (1.277 ca), Đắk Lắk (1.262 ca), Quảng Nam (1.097 ca), Bình Định (1.059 ca), Hà Giang (1.057 ca), Đà Nẵng (918 ca), Cao Bằng (873 ca), Quảng Bình (825 ca), Thanh Hóa (803 ca), Bình Phước (731 ca), Hà Tĩnh (694 ca), Lâm Đồng (636 ca), Điện Biên (560 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu (515 ca), Hà Nam (448 ca), Phú Yên (388 ca), Cà Mau (378 ca), Bình Dương (373 ca), Lai Châu (371 ca), Quảng Trị (327 ca), Gia Lai (314 ca), Đắk Nông (264 ca), Thừa Thiên Huế (226 ca), Bình Thuận (185 ca), Kon Tum (155 ca), Tây Ninh (142 ca), Quảng Ngãi (108 ca), Bắc Kạn (103 ca), Bạc Liêu (98 ca), Đồng Nai (92 ca), Bến Tre (84 ca), Vĩnh Long (69 ca), Trà Vinh (50 ca), Long An (49 ca), Cần Thơ (41 ca), Đồng Tháp (30 ca), Ninh Thuận (19 ca), Sóc Trăng (18 ca), An Giang (14 ca), Tiền Giang (12 ca), Hậu Giang (9 ca), Kiên Giang (8 ca).
Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 21.771 ca trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin tại Vĩnh Phúc.
Các địa phương ghi nhận số ca mắc giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Sơn La (1.494 ca), Lào Cai (650 ca), Bắc Ninh (337 ca).
Các địa phương ghi nhận số ca mắc tăng cao nhất so với ngày trước đó: Hà Giang (876 ca), Hà Nội (559 ca), Lạng Sơn (557 ca).
Trung bình số ca mắc mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 47.264 ca/ngày.
Đến nay tại Việt Nam đã ghi nhận 205 ca mắc COVID-19 do biến thể Omicron tại Thành phố Hồ Chí Minh (97 ca), Quảng Nam (27 ca), Quảng Ninh (20 ca), Hà Nội (18 ca), Khánh Hòa (11 ca), Đà Nẵng (8 ca), Hưng Yên (6 ca), Kiên Giang (4 ca), Thanh Hóa, Hải Dương, Long An, Bình Dương (mỗi địa phương 2 ca), Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Ninh Bình, Bình Phước, An Giang, Hải Phòng (mỗi địa phương 1 ca).
Từ đầu dịch đến nay, Việt Nam có 2.972.378 ca mắc, đứng thứ 32/225 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca mắc/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 144/225quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 30.092 ca mắc).
Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca mắc ghi nhận trong nước là 2.965.092 ca, trong đó có 2.317.905 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: Thành phố Hồ Chí Minh (523.593 ca), Bình Dương (294.644 ca), Hà Nội (218.100 ca), Đồng Nai (100.666 ca), Tây Ninh (89.370 ca).
Số bệnh nhân được công bố khỏi bệnh trong ngày là15.641 ca, nâng tổng số ca được điều trị khỏi lên 2.320.722 ca.
Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 3.263 ca.
Số bệnh nhân tử vong là 91 ca; Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 84 ca/ngày.
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 39.719 ca, chiếm tỷ lệ 1,3% so với tổng số ca mắc.
Tổng số ca tử vong xếp thứ 24/225 vùng lãnh thổ, số ca tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 129/225 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới. So với châu Á, tổng số ca tử vong xếp thứ 6/49(xếp thứ 3 ASEAN), tử vong trên 1 triệu dân xếp thứ 23/49 quốc gia, vùng lãnh thổ châu Á (xếp thứ 4 ASEAN).
Số lượng xét nghiệm từ 27/4/2021 đến nay là 33.277.610 mẫu tương đương 78.664.831 lượt người.
Trong ngày 22/2 có 408.611 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 192.403.472 liều, trong đó: Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 175.634.046 liều: Mũi 1 là 70.899.025 liều; Mũi 2 là 67.329.883 liều; Mũi 3 là 1.452.734 liều; Mũi bổ sung là 13.554.051 liều; Mũi nhắc lại là 22.398.353 liều.
Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 16.769.426 liều: Mũi 1 là 8.612.462 liều; Mũi 2 là 8.156.964 liều.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!