Hà Nội: Triển khai thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021-2025

Nhã Khanh-Thứ sáu, ngày 27/01/2023 20:46 GMT+7

Khám sức khỏe định kỳ nhằm phát hiện sớm bệnh và quản lý sức khỏe cho người lao động.

VTV.vn - Sở Y tế Hà Nội vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình an toàn, vệ sinh lao động thành phố giai đoạn 2021-2025.

Các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể của kế hoạch gồm: củng cố mạng lưới, nhân lực y tế các tuyến thực hiện công tác vệ sinh lao động, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Trong đó, tổ chức thực hiện giao ban công tác y tế lao động tuyến thành phố 2 lần/năm (6,12 tháng) với 100% các quận, huyện, thị xã. 100% quận, huyện, thị xã tổ chức giao ban màng lưới y tế doanh nghiệp 6, 12 tháng theo quy định tại Thông tư 19/BYT/2016 ngày 30/6/2016 của Bộ Y tế về việc hướng dẫn quản lý vệ sinh lao động và sức khỏe người lao động. Trên 90% số người làm công tác y tế lao động tuyến quận, huyện, thị xã được tập huấn về quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp.

Cập nhật, phân loại và quản lý cơ sở lao động về vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp. Phấn đấu hàng năm, cập nhật danh sách và phân loại các cơ sở lao động, quản lý trên 90% cơ sở lao động lớn, vừa và có yếu tố có hại gây bệnh nghề nghiệp.

Tăng cường truyền thông, hướng dẫn cho các cơ sở lao động, làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp về quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp và phòng, chống dịch bệnh. Hàng năm tăng thêm 10% cơ sở lao động được truyền thông về quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, phòng, chống bệnh nghề nghiệp và phòng, chống dịch bệnh. Trên 80% số làng nghề, hợp tác xã có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được tiếp cận thông tin phù hợp về quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động, phòng chống bệnh nghề nghiệp và phòng, chống dịch bệnh.

Tăng cường giám sát quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động tại các cơ sở lao động trên địa bàn thành phố. Hàng năm tăng thêm 10% cơ sở lao động được giám sát quản lý vệ sinh lao động, sức khỏe người lao động.

Hỗ trợ đào tạo, tập huấn cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu ban đầu tại một số cơ sở lao động có nhiều nguy cơ về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Hàng năm tăng thêm 10% cơ sở lao động được tập huấn sơ cứu, cấp cứu cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu.

Tại kế hoạch đã phân công tổ chức thực hiện từ các phòng chức năng của Sở Y tế, các đơn vị y tế công lập trực thuộc Sở Y tế đến các đơn vị sử dụng người lao động trên địa bàn thành phố. Trong đó, yêu cầu các đơn vị sử dụng người lao động trên địa bàn thành phố tổ chức thực hiện đúng các quy định của Luật An toàn, vệ sinh lao động và các văn bản hướng dẫn có liên quan; tổ chức thực hiện quan trắc môi trường lao động, khám sức khỏe trước khi bố trí việc làm, khám sức khỏe định kỳ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp và huấn luyện sơ cấp cứu ban đầu cho lực lượng sơ cứu, cấp cứu và người lao động theo quy định; thường xuyên tự kiểm tra công tác vệ sinh lao động theo quy định nhằm giảm thiểu các yếu tố có hại, yếu tố nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp; bố trí công việc phù hợp với sức khỏe người lao động, đặc biệt tại các vị trí công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp cao; tổ chức lực lượng sơ cứu, cấp cứu đảm bảo cơ sở vật chất trang thiết bị để thực hiện sơ cứu, cấp cứu, chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người lao động khi bị tai nạn lao động theo quy định.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước