Ùn tắc nghiêm trọng trên phố Minh Khai. (Ảnh: TTXVN)
Để đạt mục tiêu này, thành phố đưa ra các giải pháp như: Mở rộng mặt đường, xây dựng cầu vượt tại một số nút giao thông quan trọng, điều chỉnh chu kỳ đèn tín hiệu và nghiên cứu tổ chức giao thông hợp lý, lắp đặt hệ thống camera giám sát.
Trong kế hoạch năm 2021, Hà Nội cũng phấn đấu hoàn thành 38/91 công trình hạ tầng, bảo đảm tỷ lệ đất dành cho giao thông đạt từ 10,35% trở lên.
Theo Sở Giao thông Vận tải Hà Nội, tính đến tháng 10/2020, thành phố Hà Nội quản lý tổng số 7.160.052 phương tiện giao thông; trong đó, xe máy 6.122.936 phương tiện, xe máy điện 167.211 phương tiện và 869.905 phương tiện ô tô, chưa kể khoảng 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh từ các tỉnh, thành phố tham gia giao thông tại thành phố Hà Nội.
Tăng trưởng phương tiện giao thông cơ giới cá nhân trong giai đoạn 2011 - 2019 cao, bình quân 10,1%/năm đối với ô tô các loại (ô tô con 10,13%/năm); xe máy đạt 5,5%/năm.
Việc các phương tiện giao thông cá nhân tăng nhanh trong khi kết cấu hạ tầng giao thông hiện có và đang đầu tư chưa đáp ứng được yêu cầu dẫn đến quá tải hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông trên địa bàn thành phố.
Nhiều tuyến đường, trục chính, cầu qua sông lưu lượng phương tiện vào giờ cao điểm đã vượt khả năng thông hành, chưa kể sự ảnh hưởng của thời tiết, quá trình thi công một số công trình làm thu hẹp lòng đường. Ý thức tham gia giao thông của một bộ phận người dân chưa cao, tình trạng vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông còn diễn ra tương đối phổ biến.
* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online và VTVGo!