Hạn chế xe máy sau năm 2030 và sinh kế người dân

Thùy Linh, Gia Hiếu-Thứ sáu, ngày 30/06/2023 10:32 GMT+7

VTV.vn - Việc hạn chế xe máy chắc chắn sẽ góp phần giảm tai nạn giao thông, tắc đường và ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, cũng đang có nhiều ý kiến đóng góp xung quanh đề án này.

4 năm nay, chiếc xe máy gắn với anh Hồ Đức Mạnh (Hà Nội) trên mọi nẻo đường. Nhờ việc làm xe ôm công nghệ, mỗi ngày anh kiếm được khoảng 300 nghìn đồng, thu nhập chính của cả gia đình.

Chiếc xe máy đã trở thành sinh kế của hàng triệu người. Vì vậy, việc hạn chế xe máy cũng có nghĩa là phải tính đến việc chuyển đổi nghề nghiệp cho hàng triệu người. Chưa kể, hạn chế xe máy thì hạ tầng đô thị và giao thông công cộng liệu có đáp ứng được?

Theo PGS.TS. Nguyễn Hồng Tiến - nguyên Cục trưởng Cục Hạ tầng, Bộ Xây dựng: Người ta thường đổ lỗi cho xe máy làm tắc đường nhưng không phải như vậy. Thực tế là xe máy cùng ô tô và nhiều phương tiện khác mới gây ra tắc đường, cần có hạ tầng đồng bộ mới có thể hạn chế được xe máy vào năm 2030".

Chỉ còn hơn 6 năm nữa cho lộ trình này. Rõ ràng, chủ trương hạn chế, tiến tới dừng hoạt động của xe máy tại các quận vào năm 2030 là một thách thức lớn đối với Hà Nội trong bối cảnh hạ tầng giao thông, hệ thống vận tải hành khách công cộng chưa đồng bộ.

Theo Trung tâm Quản lý giao thông công cộng thành phố, hiện hệ thống xe bus mới đáp ứng được 18% nhu cầu đi lại, còn xa so với mục tiêu 30-35% đến năm 2025. Việc hạn chế xe máy là một chủ trương đúng nhưng cần lộ trình phù hợp và đi liền với những giải pháp đồng bộ và nhân văn.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước