Hậu khai thác khoáng sản, ai chịu trách nhiệm với môi trường?

Chuyển động 24h-Thứ tư, ngày 25/11/2020 12:01 GMT+7

VTV.vn - Việc khai thác khoáng sản xong rồi bỏ đó, hoặc khắc phục qua loa chắc chắn sẽ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí là chặn đường phát triển của hậu thế.

Từ mỏ khai thác khoáng sản trở thành những vùng đất "chết"

Hậu khai thác khoáng sản, ai chịu trách nhiệm với môi trường? - Ảnh 1.

Theo số liệu của Sở TNMT tỉnh Đồng Nai, trên địa bàn toàn tỉnh hiện đã có 13 mỏ khai thác đá, đất đã đóng cửa, 40 mỏ đang khai thác với tổng diện tích gần 1.400 hecta.

Tất cả các mỏ khai thác đất đá tại Đồng Nai được cấp phép khai thác sâu từ 60-80m, tùy theo trữ lượng từng nơi. Doanh nghiệp được cấp phép khai thác khoáng sản thì chỉ tính làm sao có thể tận thu được nhiều nhất từ mỏ, còn khi khai thác hết rồi, đến lúc phải đóng cửa mỏ thì nơi đây hoàn toàn bị bỏ hoang.

Mỏ đá Hóa An nằm ngay trong thành phố Biên Hòa - tỉnh Đồng Nai. Dù được công nhận là đã hoàn thành thủ tục cải tạo, phục hồi môi trường nhưng chỉ bằng mắt thường cũng có thể thấy chưa có gì được cải tạo ở đây ngoài việc có vài cây keo sống dở được trồng quanh cái miệng hố sâu hàng trăm mét…

Hậu khai thác khoáng sản, ai chịu trách nhiệm với môi trường? - Ảnh 2.

Người dân chỉ cần sơ sểnh thì cầm chắc cái chết

Còn bên ngoài được rào chắn bởi hàng rào thép gai và cắm đầy biển báo nguy hiểm. Đơn giản, nếu để người dân đi vào và chỉ cần sơ sểnh rơi xuống hồ thì cầm chắc cái chết.

Theo quy trình - quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác mỏ. Theo đó, khi khai thác đá, DN phải tạo tầng… Nhưng hầu hết các DN khai thác đá tại Đồng Nai đều khoét chiều thẳng đứng, thậm chí sâu hoắm vào trong như hàm ếch, chỉ tìm cách để tận thu. Do vậy khi mỏ đóng cửa, những hố sâu trở thành những hồ chứa nước mưa thăm thẳm. Nhiều vụ đuối nước với nhiều cái chết thương tâm đã xảy ra tại đây.

Hậu khai thác khoáng sản, ai chịu trách nhiệm với môi trường? - Ảnh 3.

Nhiều vụ đuối nước với nhiều cái chết thương tâm đã xảy ra tại đây

Đồng Nai gần như là tỉnh có nguồn tài nguyên là đá xây dựng và đất san lấp lớn nhất trong số các địa phương ở phía Nam. Trong khi đó nguồn đá, đất là vật liệu khó có thể thay thế. Việc khai thác quá mức, bất chấp quy định, không chỉ dấy lên lo ngại thiếu tài nguyên cho phát triển trong tương lai mà việc khai thác xong rồi bỏ đó, hoặc khắc phục qua loa chắc chắn sẽ để lại nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí là chặn đường phát triển của hậu thế.

Tất cả những mỏ đã đóng cửa như vậy đều được UBND tỉnh Đồng Nai phê duyệt quyết định cải tạo khôi phục lại môi trường. Tuy nhiên, với hàng trăm triệu khối đất đá đã được mang đi thì không hiểu làm thế nào có thể khôi phục lại môi trường. Chính vì vậy, những khu vực như thế này đang trở thành vùng đất "chết".

Mỏ đá bãi rác thải nguy hại giữa lòng thành phố

Ai cũng biết tài nguyên không phải là vô hạn, cần có sự phân bổ cho tương lai. Những điều này, ai cũng nhận ra, nhưng vì lòng tham, thậm chí ở đâu đó còn vì sự thiếu trách nhiệm của một nhóm người mà gây nên những hệ lụy. Ở đâu đó, còn có sự "nhắm mắt làm lơ" của các cơ quan liên quan. Tại Đồng Nai, nhiều mỏ đá sau khi đóng cửa giờ đã trở thành nơi đổ trộm rác.

Hậu khai thác khoáng sản, ai chịu trách nhiệm với môi trường? - Ảnh 4.

Nhiều mỏ đá sau khi đóng cửa đã trở thành nơi đổ trộm rác

Sau khi lấy hết tài nguyên, những hố sâu hàng trăm mét, rộng hàng chục hecta như thế này bị bỏ hoang. Ngoài nguy hiểm rình rập người dân qua lại thì các mỏ bỏ hoang này còn là nơi cho các đối tượng đổ trộm rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt.

Nguy hiểm hơn, để phi tang và lấy mặt bằng, rác thải công nghiệp đổ trộm ở đây thường xuyên bị các đối tượng đổ trộm đốt. Các loại rác thải nguy hại như: thùng, chai lọ chứa hóa chất, vải lau các dầu nhớt của các công ty, tới các loại rác cao su có lẫn hóa chất… bị đốt cháy, bốc khói khét lẹt ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và sức khỏe của người dân sống xung quanh khu vực này.

Được biết, các mỏ đá sau khi đóng cửa đã được UBND tỉnh Đồng Nai bàn giao cho Trung tâm phát triển quỹ đất Đồng Nai quản lý. Dù đã xây dựng hàng rào hay thuê bảo vệ thì tình trạng đổ trộm rác thải vẫn diễn ra. Cứ đà này, nguồn nước ngầm của TP Biên Hòa bị ô nhiễm đang trở nên hiện hữu.

Đồng Nai có tới hơn 50 mỏ đất, đá đã và đang khai thác. Với cách khai thác và quản lý sau khai thác như thế này thì trong vòng 5 đến 10 năm nữa tỉnh này sẽ có những hố sâu với tổng diện tích rộng gần 1.400 hecta phải bỏ hoang.

Để có cách nhìn rõ hơn về vấn đề này, phóng viên Chuyển động 24h đã có cuộc trao đổi với PGS.TS Nguyễn Việt Kỳ - Khoa môi trường và tài nguyên ĐH Bách Khoa TP.HCM.

Di dời khẩn cấp người dân trước nguy cơ sạt lở bãi thải mỏ than Di dời khẩn cấp người dân trước nguy cơ sạt lở bãi thải mỏ than

VTV.vn - Mưa lớn từ đầu tháng 8 đến nay đã làm cho khu vực bãi thải mỏ than Minh Tiến, do Công ty cổ phần Yên Phước khai thác, xảy ra sụt lún khu vực ba bể lắng.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước