Hiệu quả nước sạch đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Ngọc Thúy, Long Hiệp-Thứ hai, ngày 27/03/2023 12:43 GMT+7

VTV.vn - Các tỉnh Tây Nguyên đang tranh thủ nhiều nguồn lực để đầu tư xây dựng công trình đưa nước sinh hoạt về cho người dân vùng khó khăn.

Không còn phải đi gùi nước ở các sông, suối để sử dụng, từ khi xã Ea Tul, huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk - nơi có 97% số hộ dân là đồng bào Ê Đê - được đầu tư công trình cấp nước sạch tập trung, với tổng mức đầu tư 6,3 tỷ đồng, người dân trong xã đã yên tâm sinh sống vì có nguồn nước dồi dào, sử dụng trong cả mùa khô.

Là một trong những hộ được vay vốn nước sạch và vệ sinh môi trường của ngân hàng chính sách xã hội, bà H'Vòm được hướng dẫn làm thủ tục vay 2 lần được 32 triệu đồng. Từ số vốn này cùng kinh phí của gia đình, bà H'Vòm đã xây dựng được công trình khép kín gồm nhà tắm, nhà vệ sinh, bể chứa nước, bảo đảm nước sinh hoạt quanh năm cho cả gia đình.

Hiệu quả nước sạch đến vùng đồng bào dân tộc thiểu số - Ảnh 1.

Từ các nguồn vốn cho vay nước sạch và vệ sinh môi trường, nhiều công trình đưa nước sinh hoạt về cho người dân vùng khó khăn đã được thực hiện, đáp ứng được nhu cầu của nhiều người dân đồng bào thiểu số. Bà con cũng đã nhận thức rất rõ vai trò quan trọng của nước sạch; phối hợp với cơ quan chức năng bảo vệ nguồn nước.

Giai đoạn 2021 - 2025, các tỉnh Tây Nguyên đã đề ra nhiều giải pháp nâng cấp, sửa chữa và quản lý vận hành, bảo dưỡng công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn để duy trì ổn định các công trình hiện có, tăng tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch.

Tây Nguyên có đặc thù là nhiều đồi núi, dân cư bố trí thưa thớt ở vùng sâu nên khó khăn về nguồn nước sinh hoạt. Hiện các vùng sinh sống của đồng bào dân tộc thiểu số khu vực này chỉ có khoảng hơn 20% dân số được sử dụng nước từ hệ thống cấp nước sạch. 

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước