"Khó đủ đường" bệnh viện vùng cao

Ban Thời sự-Thứ sáu, ngày 03/07/2020 21:03 GMT+7

VTV.vn - Tại nhiều bệnh viện ở vùng cao khó khăn, việc thiếu các thiết bị chẩn đoán và xét nghiệm là điều thường thấy.

Với các tỉnh miền núi khó khăn, việc chăm sóc sức khỏe người dân ngay tại tuyến y tế cơ sở không chỉ giúp nâng cao chất lượng sống, giảm gánh nặng bệnh tật mà còn góp phần xóa bỏ nhiều hủ tục lạc hậu. Tuy nhiên, sau nhiều năm, hạ tầng y tế cùng các trang thiết bị đã xuống cấp và buộc người dân phải chuyển lên tuyến trên.

Tại Mường Khương, một huyện biên giới khó khăn của tỉnh Lào Cai, một máy chụp XQuang và một máy siêu âm thế hệ cũ liên tục trục trặc nhưng đang gánh việc chụp chiếu hàng chục nghìn lượt mỗi năm. Các bác sĩ ở đây chỉ cầu mong máy không hỏng vì hỏng là người bệnh phải chuyển tuyến.

Khó đủ đường bệnh viện vùng cao - Ảnh 1.

Các bác sĩ khám bệnh cho người dân

Đường xa đèo dốc, không ai muốn về chuyển tuyến dù bệnh nhân được hỗ trợ đi lại. Toàn bộ bác sỹ tại đây đều qua các lớp chuyên sâu và chuyên khoa 1. Mang kiến thức, kỹ thuật về nhưng trang thiết bị lại không có. Dù được Bệnh viện Đại học Y Hà Nội hỗ trợ hội chẩn, khám chữa bệnh từ xa nhưng tại đây không có thiết bị chẩn đoán và xét nghiệm.

Nhiều bệnh viện tuyến huyện của Lào Cai cũng trong tình trạng tương tự nhân lực có, trình độ có nhưng thiết bị không có hoặc có nhưng quá lạc lậu, không chính xác và không thể kết nối với tuyến trên.

Để đạt được mục tiêu chăm sóc sức khỏe ban đầu toàn diện, giúp người dân dễ dàng tiếp cận được các dịch vụ tại chỗ không phải lên tuyến trên thì cần phải có sự đầu tư về cơ sở vật, trang thiết bị và đào tạo nhân lực.

* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV Online!

Cùng chuyên mục

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước