Khó khăn trong công tác quản lý các công trình cấp nước

Ngọc Tình, Thanh Hoàng-Thứ bảy, ngày 25/03/2023 12:42 GMT+7

VTV.vn - Việc cụ thể hóa quy định về quản lý, sử dụng công trình cấp nước sạch nhằm đảm bảo cung cấp nước cho người dân, đồng thời thu hồi vốn, sử dụng hiệu quả công trình.

Theo Nghị định số 43 về quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng cấp nước sạch có hiệu lực từ tháng 8/2022, công trình cấp nước sạch do Nhà nước đầu tư sẽ được giao cho các tổ chức, cá nhân đủ năng lực quản lý vận hành. 

Đối với những công trình cấp nước sạch nông thôn đã được tạm giao cho các doanh nghiệp thì sẽ rà soát lại, sau 90 ngày kể từ ngày ký hợp đồng, doanh nghiệp phải nộp đủ giá trị tài sản công trình được cấp thẩm quyền phê duyệt. Nhiều địa phương đang gặp khó khăn trong quá trình triển khai.

Nhà máy nước sạch Trung Nghĩa, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ có số vốn đầu tư hơn 120 tỷ đồng từ nguồn vốn của tỉnh Phú Thọ và một phần vốn vay. Công trình có công suất 7.200 m3 nước ngày đêm, cung cấp nước cho hơn 50% dân số trong huyện. 

Khó khăn trong công tác quản lý các công trình cấp nước - Ảnh 1.

Hơn 5 năm nay, sau khi khánh thành, nhà máy này được tạm giao cho Công ty cấp nước Phú Thọ quản lý. Với thời hạn sử dụng 25 năm, công trình này còn giá trị còn khoảng 80%. Doanh nghiệp đang thu giá nước sạch do UBND tỉnh quy định, trung bình mỗi tháng, thu được khoảng 700 triệu đồng. Như vậy, sau hàng chục năm, doanh nghiệp mới có thể thu đủ tiền vốn đầu tư công trình..

Vướng mắc trong việc giao quản lý công trình cấp nước ở Phú Thọ cũng là tình trạng chung ở nhiều địa phương. Cả nước hiện có hàng nghìn công trình nước sạch nông thôn đang được tạm giao cho các tổ chức, cá nhân quản lý vận hành. Bộ NN&PTNT đang phối hợp với các địa phương rà soát  và đề xuất cơ chế quản lý, thu hồi vốn công trình.



* Mời quý độc giả theo dõi các chương trình đã phát sóng của Đài Truyền hình Việt Nam trên TV OnlineVTVGo!

TIN MỚI

    X

    ĐANG PHÁT

    Bản tin thời tiết chào buổi sáng 3 phút trước